“Yếu tố bí mật” giúp Nga chiếm thế thượng phong: NATO biết rất rõ nhưng mặc kệ Ukraine?

27/02/2022 11:30

 

Tổng thống Putin đã nhận mảnh ghép lớn nhất còn thiếu từ tay NATO, điều giúp ông quyết định sẽ mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

"Yếu tố bí mật" giúp Nga chiếm thế thượng phong: NATO biết rất rõ nhưng mặc kệ Ukraine?

Phương Tây biết nhưng không thể ngăn chặnMọi chi tiết về kế hoạch của Nga đã được thể hiện rất rõ ràng trong suốt gần bốn tháng qua. Sự tích lũy quân sự không ngừng. Xe tăng và tên lửa được chính những người dân ghi hình, cũng như các vệ tinh thương mại và do thám phơi bày.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cảnh báo từ ngày 19/1 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “tiến công” Ukraine. Đến ngày 18/2, ông tin rằng nhà lãnh đạo Nga đã quyết định hành động trong vòng vài ngày tới và tấn công thủ đô Kiev.

Nhưng chính sách ngoại giao điên cuồng, những lời đe dọa trừng phạt và “cuộc chiến thông tin” chưa từng có do Mỹ dẫn đầu đã tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn những gì cuối cùng đã diễn ra vào ngày hôm qua, khi tên lửa Nga tấn công các thành phố Ukraine và quân đội đổ qua biên giới.

Điều quan trọng là Tổng thống Putin biết Mỹ và NATO sẽ không can thiệp để chiến đấu cùng với Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã công khai bác bỏ điều đó, với lý do Ukraine không phải là thành viên liên minh.

“Đó là mảnh ghép lớn nhất còn thiếu. Khoảnh khắc bạn nói với Putin rằng bạn sẽ không chiến đấu dù bất cứ điều gì xảy ra, ông ấy đã chiếm thế thượng phong. Ông ấy bằng lòng chấp nhận rủi ro (lệnh trừng phạt) đó vì đối với nhà lãnh đạo Nga, rủi ro đó có vẻ chấp nhận được”, Jonathan Eyal của tổ chức tư vấn RUSI ở London cho biết.

“Ông ấy không làm chúng tôi bối rối, chúng tôi biết ông Putin định làm gì. Vấn đề duy nhất là chúng tôi không chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận rủi ro cuối cùng”.

Trong nhiều tuần, Nga đã công khai chế nhạo những cảnh báo ngày càng khẩn cấp của phương Tây về việc Moscow có thể ra lệnh tấn công bất cứ lúc nào, cáo buộc Mỹ và các đồng minh là những kẻ cuồng loạn và kích động chiến tranh.

Người phát ngôn Điện Kremlin còn thuật lại việc ông Putin nói đùa rằng các phụ tá nên cho ông biết ngày bắt đầu cuộc tấn công. Thế nhưng, trong tất cả mọi thời điểm, nhà lãnh đạo Nga lúc nào cũng tiến lại gần để bóp cò, theo Reuters.

Yếu tố bí mật giúp Nga chiếm thế thượng phong: NATO biết rất rõ nhưng mặc kệ Ukraine? - Ảnh 2.

Chuẩn bị nguyên liệu Quá trình tích lũy quân sự từ tháng 11 diễn ra song song với các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra với phương Tây – những đề xuất mà Moscow biết rằng kiểu gì cũng bị từ chối.

Đó là một cái bẫy đối với phương Tây. Việc từ chối hoàn toàn các yêu cầu của Moscow sẽ được ông Putin sử dụng như một bằng chứng cho thấy các đối thủ của Nga đã từ chối ngoại giao và ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự giải quyết vấn đề.

Khi quân đội Nga tăng cường quân sự, NATO đã đáp trả bằng cách gửi thêm hàng nghìn binh sĩ tới Đông Âu và cung cấp cho Ukraine vũ khí bao gồm cả tên lửa chống tăng. Điều này cũng được Tổng thống Putin trình bày như một bằng chứng về ý định hiếu chiến của phương Tây.

Mỹ đã nhìn thấy những gì sắp đến, dù không nhìn rõ quy mô của hành động quân sự sẽ lớn đến mức nào.

Nhưng những lời đe dọa về các lệnh trừng phạt lớn và chưa từng có đã tỏ ra không hiệu quả đối với một quốc gia vốn đã sống với các lệnh trừng phạt trong nhiều năm, tích lũy được 635 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại hối, đồng thời cung cấp một phần ba khí đốt cho châu Âu.

“Nhà lãnh đạo Nga luôn chiếm thế thượng phong trước sự leo thang của cuộc khủng hoảng này bởi ông ấy biết tất cả những phản ứng từ chúng tôi. Chúng tôi đã không thể thuyết phục Putin rằng phản ứng của chúng tôi sẽ đủ lớn để khiến ông ấy nghĩ lại”, Eyal thừa nhận.

Trong suốt thời gian đó, ông Putin đã thực hiện các hoạt động ngoại giao, bao gồm hai cuộc điện đàm với Tổng thống Joe Biden và các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức tại Điện Kremlin, nói rằng ông sẵn sàng tiếp tục đàm phán.

Trong 10 ngày cuối cùng trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, nhà lãnh đạo Nga đã phát đi những tín hiệu mâu thuẫn. Trong đoạn video trên truyền hình, Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói với ông Putin rằng tiềm năng ngoại giao “còn lâu mới cạn kiệt” và khuyến nghị tiếp tục theo đuổi.

Trong những ngày tiếp theo, Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành của Nga đang rút khỏi các khu vực xung quanh Ukraine.

Thị trường tài chính tăng trở lại trong thời gian ngắn, cho đến khi NATO và Mỹ cho biết Moscow trên thực tế đang bổ sung thêm nhiều đơn vị hơn nữa và tiến gần hơn đến biên giới.

Bước cuối cùng đối với nhà lãnh đạo Nga là đưa ra một nền tảng hợp pháp để can thiệp – giống như những gì ông đã làm với sự kiện Crimea năm 2014.

Với việc công nhận “nền độc lập” của hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và ký các hiệp ước hữu nghị cho phép triển khai lực lượng và thiết lập các căn cứ quân sự tại đây, mọi nguyên liệu đã được chuẩn bị xong.

Chỉ hơn 48 giờ sau, chiến dịch được tiến hành bằng đường bộ, đường không và đường biển của Nga ở Ukraine, bắt đầu.

Mạnh Kiên

Đọc nhiều