130115
topics
372933

Xuất hiện “tâm dịch” ở phương Tây và bài học quý giá từ Việt Nam

14/03/2020 12:06

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới nói châu Âu đang là “tâm chấn” của đại dịch Covid-19 khi số ca bệnh mới mỗi ngày tại đây đã cao hơn Trung Quốc ngay cả ở giai đoạn nóng, thậm chí Ý còn ghi nhận số người chết tăng kỷ lục theo ngày.

Một người đàn ông đeo khẩu trang ở Châu Âu.

Trước đại dịch Corona, lần gần nhất WHO tuyên bố trạng thái đại dịch toàn cầu (Global Pandemic) là vào năm 2009, bấy giờ dịch cúm có nguồn gốc từ lợn: H1N1 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Tính trong năm đầu tiên của dịch cúm, khoảng 04/2009 đến 04/2010, H1N1 đã gây ra cái chết của khoảng 13 ngàn người tại Mỹ và có khả năng lên tới 500 ngàn người trên khắp thế giới. Tâm điểm khởi nguồn của H1N1 là tại các bang ở Bờ Tây và phía Nam Hoa Kỳ, trong trạng thái “đại dịch” ấy, không ai gọi H1N1 là “cúm Mỹ” hay “cúm phương Tây”.

Ngày 29/04/2009, WHO tuyên bố tình trạng đại dịch toàn cầu chỉ 2 tuần sau ca bệnh đầu tiên tại Mỹ. Được biết từ ca bệnh đầu tiên tại Mỹ được ghi nhận vào ngày 15/04, trong 2 tuần sau đó, tổng số ca nhiễm ghi nhận toàn cầu chỉ ở mức 148 ca nhiễm ở 9 quốc gia. Nếu so sánh với chủng Corona 2019, WHO tuyên bố tình trạng đại dịch toàn cầu sau những ca nhiễm đầu tiên khoảng 2 tháng với trên 110 ngàn ca nhiễm, đã lây lan hơn 60 quốc gia, có hơn 5000 người thiệt mạng. Tại sao lại sự mâu thuẫn về mặt số liệu trong các hành động của WHO như vậy?

Được biết, H1N1 và các bệnh cúm mùa vẫn gây ra cái chết khoảng 17.000 đến 70 ngàn người mỗi năm tại Mỹ.

Thông kê tình hình dịch bệnh một số quốc gia trên thế giới.

Cách đây hơn 2 tháng, khi Trung Quốc bắt đầu phong tỏa Vũ Hán và một số thành phố trên toàn quốc vì đại dịch, khi đó một số người phương Tây đã chỉ trích rằng Trung Quốc đang thiếu dân chủ, minh bạch và cố tình kìm hãm nền kinh tế toàn cầu. Một số học giả cho rằng Trung Quốc cố tình “tung bệnh” để chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng thiếu Trung Quốc, kinh tế thế giới sẽ “sống trong sợ hãi” như thế nào. Sau đó, dịch bệnh lan sang các quốc gia ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… hay Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia. Có không ít người phương Tây bắt đầu kỳ thị người Châu Á ra mặt.

Sau hai tháng vừa qua, cái mà nhiều người phương Tây làm không phải là các biện pháp khẩn trương, chủ động phòng bệnh mà là những hành động rất vô tình với cộng đồng gốc Á. Họ không hề biết rằng virus Corona lây lan rất nhanh và đang tìm đến họ.

Châu Âu đang là “tâm chấn” của đại dịch Covid-19.

Theo thông tin được biết, Italy ghi nhận số ca tử vong theo ngày cao kỷ lục. Đã có 1.809 ca tử vong, trong khi tổng số ca nhiễm là 24.747. Tại Tây Ban Nha, quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng thứ hai sau Ý, cũng ghi nhận số ca tử vong tăng lên 50%, lên 121 người trong ngày 13/3. Tính đến sáng hôm nay (16/3), số người tử vong đã là 724, tổng số ca nhiễm của nước này cũng đã tăng lên 7.483.

Trong khi đó, các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Trung Quốc cũng đang kiểm soát tốt dịch bệnh nay. Tại Việt Nam, tính tới thời điểm này, số ca nhiễm là 57, trong đó đã có 16 trường hợp được chữa khỏi.  Hàn Quốc, Nhật Bản từng là nơi bùng dịch nhưng hiện nay số ca nhiễm bệnh tại hai quốc gia này đều đang giảm tốc mạnh. Hiện tại, số ca nhiễm của Hàn Quốc chỉ vào khoảng 8.162 ca, số người chết là 75 và số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm (sáng nay công bố 74 ca nhiễm mới, ít hơn ngày hôm trước 2 ca), trong khi con số đó tại Italy lần lượt là trên 24.000 ca nhiễm và hơn 1.800 người chết. Tỷ lệ tử vong tại Italy cao nhất trong toàn bộ các quốc gia có người nhiễm bệnh. Tại Nhật Bản, quốc gia này đã bị “out trình” khi bị loại ra khỏi top 10 quốc gia có số người nhiễm đông đảo nhất. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước bùng dịch đầu tiên nhưng hiện nay số lượng ca nhiễm mỗi ngày cũng không cao như các nước phương Tây.

Người phương Tây lấy lý do rằng, họ có tỷ lệ tử vong và số người tử vong cao là do độ tuổi trung bình cao, số người chết tập trung vào những người già trên 60 tuổi. Nhưng họ quên rằng Hàn Quốc hay Nhật Bản, xét về độ tuổi trung bình, tỷ lệ người già bị mắc đều không thua kém so với Italy, nhưng hai quốc gia ở Đông Á này có số người chết ít hơn hẳn.

Người nhiễm Covid-19 nặng được điều trị nằm gần nhau.

Một quốc gia khác trong nhóm EU là Tây Ban Nha, quốc gia sở hữu hai đội bóng hàng đầu thế giới là Real Madrid và Barcelona có số ca nhiễm khoảng 3.100 ca nhưng số người chết ngang bằng với phía Hàn Quốc; Pháp có số ca nhiễm khoảng 2.800 ca và cũng có số người chết gần tương đương với phía Hàn Quốc. Và Hoa Kỳ, “anh cả” của đội nhóm phương Tây có khoảng 1.300 ca nhiễm nhưng số người chết đã là gần 40 ca.

Giai đoạn vừa qua, phương Tây đã từng chê trách một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc là cố tình làm dịch bệnh trầm trọng hơn và che đậy số ca nhiễm. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chính các quốc gia phương Tây mới đang là tâm điểm của những nghi vấn về việc cố tình che giấu số liệu thực sự về dịch bệnh.

Hạ viện cũng tạm dừng hoạt động.

Nghị sỹ Tlaib đã phát biểu trong cuộc điều trần của Hạ viện Mỹ về việc sẽ có khoảng 70 triệu đến 150 triệu người Mỹ nhiễm virus, chiếm từ 25 đến 40% dân số nước Mỹ và sẽ gây nên tình trạng thảm họa nếu tình trạng mất kiểm soát như hiện tại gia tăng. Thủ tướng Đức, Angela Merkel nói rằng có thể đại dịch sẽ khiến 70% dân số Đức bị nhiễm bệnh. Tại Anh, hiện tại ghi nhận khoảng 600 ca nhiễm, nhưng đó là ở bề nổi, thực tế số ca nhiễm tại Anh hiện tại có thể lên đến 10.000 ca nhiễm – theo ông Patrick Vallance, cố vấn của Chính phủ Anh cho biết. Chính Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận đây là “khủng hoảng y tế tồi tệ nhất”, hiện nay, ở Anh không có đủ vật tư y tế, trang thiết bị và đội ngũ y tế để phục vụ cho công tác phòng trị virus. Còn Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tình trạng báo động vì dịch bệnh COVID-19 sẽ có hiệu lực trong 2 tuần, kể từ 14-3. Ông Pedro Sanchez nói: “Đáng lo là chúng ta không thể loại trừ khả năng trong tuần tới có thể lên tới hơn 10.000 ca nhiễm”.

Tây Ban Nha vắng người.

Tình trạng “quá tải” đã xảy ra tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và hôm nay, họ cũng đang gặp khó y như vậy, điều đáng nói là họ có rất nhiều thời gian trước khi dịch Covid-19 gõ cửa.

Thủ tướng Boris Johnson phát biểu rằng: “Đây là khủng hoảng y tế công cộng tồi tệ nhất của cả một thế hệ. Nhiều người so sánh nó với cúm mùa. Điều này là hoàn toàn sai. Do thiếu miễn dịch, bệnh dịch này nguy hiểm hơn nhiều và nó sẽ còn lan rộng. Và tôi cũng phải thành thật với người dân Anh rằng sẽ có nhiều gia đình, rất nhiều gia đình sẽ phải sớm mất đi người thân yêu của mình” . Thậm chí bài phát biểu này nổi tiếng sánh ngang với bài phát biểu của Thủ tướng Winston Churchill tại Chiến tranh thế giới thứ II: “Chúng ta sẽ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên đất Pháp, chiến đấu trên biển, chiến đấu với không lực ngày càng vững mạnh, chiến đấu từ bờ biển vào đất liền, từ nông thôn ra thành thị, lên miền núi, chúng ta quyết không đầu hàng.”

Một số trường học ở Tây Ban Nha bây giờ mới đóng cửa.

Đã có nhiều tin tức giả mạo nói về việc “miễn dịch cộng đồng”, nhưng thực tế đó là bốc phét, chẳng có cách kiểm soát nào là để cho toàn dân nhiễm bệnh rồi phát sinh ra kháng thể cả. Đặt giả sử nếu Việt Nam hay Trung Quốc mà “để tự nhiên” thì dịch Covid-19 sẽ không phát triển thêm nhiều, vì người dân chết hết rồi.

Khi châu Á đang kiểm soát được dịch, thì một số quốc gia lại đang là “tâm chấn” bùng phát dịch bệnh. Có thể thấy trong tiến trình lịch sử thế giới, 80% các đại dịch trên thế giới đều bắt nguồn từ phương Tây, trong đó có đại dịch Cúm Tây Ban Nha đã khiến 500 triệu người nhiễm bệnh, 17 triệu đến 50 triệu người chết, cá biệt có thể lên đến 100 triệu người chết do các nguồn hiện tại thống kê không đầy đủ.

Tại phương Tây, sẽ thật là kỳ khôi nếu bạn đeo khẩu trang, ngược lại, ở Việt Nam và một số quốc gia Châu Á khác, sẽ thật là ngu ngốc khi bạn không đeo khẩu trang. Khẩu trang không có tác dụng phòng bệnh 100%, nhưng nó giúp bảo vệ bản thân, gia đình và phần nào phòng lây lan cộng đồng, cộng thêm với rửa tay thường xuyên đúng cách theo khuyến cáo của WHO và đây là những điều mà mỗi cá nhân đều có thể làm để bảo vệ bản thân. Nhưng người phương Tây, lại không cho rằng những điều đó là đúng đắn. Người Việt đã từng bị phân biệt nặng nề, trở thành trò cười của người bản địa khi đeo khẩu trang; ở phương Tây, nếu bạn đeo khẩu trang tức là bạn đã bị nhiễm bệnh. Các cơ quan bản địa nói rằng khẩu trang không cần thiết nếu bạn là người khỏe mạnh và sẽ không giúp họ phòng bệnh, nhưng họ quên rằng nCOV rất dễ lây lan, khẩu trang có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ những người nhiễm bệnh và đề phòng các trường hợp có nguy cơ ủ bệnh. Và kể cả là giảm 1% nguy cơ nhiễm bệnh, vẫn là giảm!

Tuy nhiên, cũng có nơi tụ tập đông người và hầu như không ai mang khẩu trang.

Dễ thấy, rất ít có lãnh đạo, cán bộ nào tại các nước châu Á nhiễm bệnh, vì lãnh đạo đã nhiễm bệnh thì ai chữa cho dân? Nhưng tại châu Âu, những cá nhân Bộ trưởng, Phu nhân Thủ tướng, nghị sỹ… nhiễm dịch bệnh lại là điều không hiếm.

Một điều rất lo lắng là các quốc gia Châu Âu có sức mạnh hộ chiếu lớn, họ có thể dễ dàng di chuyển đến các quốc gia trong khối Schengen và chưa hề có quyết định hạn chế nhập cảnh cảnh nào. Trong khi đó, ở Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh người nước ngoài từ Anh và 26 nước thuộc khối Schengen hoặc đã đi qua các nước này trong vòng 14 ngày. Đây được xem là biện pháp phòng chống dịch Covid-19 kịp thời và phù hợp không để dịch lây lan trong cộng đồng, nhất là ở thời điểm này.

Thật sự rất buồn và có phần chua chát khi đọc thông tin có người dân phương Tây ngồi ở nhà chờ bệnh tự khỏi hoặc đợi bệnh nặng lắm mới đi bệnh viện hoặc trường hợp diễn viên người Ý mắc kẹt trong nhà cũng thi thể của chị gái đã tử vong vì Covid-19. Hy vọng sẽ các nước phương Tây sẽ không “mè nheo” hay có thái độ kỳ thị nữa. Việt Nam vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19, quan trọng là họ có chịu thay đổi quan điểm “bình tĩnh mà sống” hay “cúm mùa thông thường” để học hỏi hay không thôi.

*Bài viết có sử dụng thông tin từ Tifosi

Hạ Trắng (TH )

Đọc nhiều