8
category
348469

Xuất hiện cách độc đáo ‘né’ đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà

Thành Nhân 05/01/2020 09:23

Các cách để về nhà sau buổi nhậu là thông tin đáng chú ý nhất tuần qua, sau khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực.

Video hài hước về beer 0% cồn:

Mua cả két bia chay để nhậu với bạn bè

Không ít người đã chọn giải pháp mua bia chay để trên xe rồi mang tới các cuộc nhậu. Vừa không lạc lõng với bạn bè, mà người uống vẫn có thể lái xe về, do loại bia này có nồng độ cồn 0%.

Trên thị trường, bia chay phổ biến nhất là loại bia có vị việt quất và vị chanh. Đây là loại bia không độ của Tiệp dành cho người ăn kiêng, ăn chay.

Giá của một thùng bia chay 24 lon trên thị trường đang dao động khoảng 760 840 nghìn đồng. Giá bán lẻ theo lon dao động khoảng 30 35 nghìn đồng/lon.

Tại Việt Nam cũng có một loại bia không cồn được sản xuất từ năm 2014. Một thùng bia loại 24 lon x 330ml vào khoảng 400 nghìn đồng. Tuy vậy, loại bia này cũng không bán phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi.

 

Dân Hà Nội “đỏ mắt” tìm người lái xe sau buổi nhậu

Ở Hà Nội hiện rất khó để kiếm được một dịch vụ thuê người lái xe về nhà. Nên sau các cuộc nhậu, không ít người thường chọn giải pháp đi taxi về, hoặc tự lái nếu còn tỉnh táo.

Thử tìm kiếm trên mạng với từ khoá “dịch vụ đưa người say về nhà” thì có khá ít nơi cung cấp dịch vụ. Đa phần dịch vụ này mới chỉ xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh và rất hiếm ở Hà Nội.

Tuy nhiên, dù đã ra đời ở TP Hồ Chí Minh thì cũng phải mất 3 năm, ứng dụng các dịch vụ kiểu này mới thực sự được nhiều người sử dụng.

Song, các ứng dụng kiểu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như: khách chửi bới, hay thậm chí là gây gổ với tài xế vì tưởng là…cướp xe. Thậm chí vu cho lái xe ăn trộm tài sản.

Việc đào tạo tài xế tham gia dịch vụ này cũng không phải điều đơn giản. Do độ tin tưởng của các tài xế chưa thực sự cao. Vì thế, dịch vụ này chưa phổ biến tại Hà Nội.

Kiểu này sao về?

Mua áo, mũ xe ôm để “né” đo nồng độ cồn

Lên mạng thấy bạn bè kêu gọi mua áo, mũ xe ôm công nghệ để “né” bị đo nồng độ cồn, không ít người đã dự tính mua áo khoác và mũ bảo hiểm xe ôm công nghệ để dùng.

Việc mua các bộ đồ này cũng không hề khó khăn. Hiện, quần áo xe ôm công nghệ được bày bán tràn lan trên mạng. Combo 1 áo khoác Grab, 2 nón Grab đang được bán với giá 265.000 đồng/combo. Combo 1 áo khoác Go-Viet, 2 mũ Go-Viet có giá 320.000 đồng giảm còn 295.000 đồng/combo.

Thuê dịch vụ cứu hộ chở cả xe lẫn chủ về nhà

Khó khăn trong việc xây dựng ứng dụng thuê tài xế, cũng như đào tạo lái xe, một giám đốc trung tâm cứu hộ đã nghĩ ra cách đưa cả chủ và xe về nhà bằng xe cứu hộ.

Sau khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực, mỗi ngày ít nhất cũng đã có 4 5 cuộc điện thoại gọi cho anh nhờ vận chuyển xe về.

101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà 2

Hiện giá cước vận chuyển cả xe lẫn người theo hình thức cứu hộ đang vào khoảng 600 nghìn đồng. Mức phí này chỉ dành cho các trường hợp trong nội thành Hà Nội với khoảng cách dưới 10 km.

Nếu so với việc thuê tài xế giá 500 nghìn đồng như trong TP Hồ Chí Minh, thì đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Bởi khách hàng có thể đảm bảo tài sản trong xe nguyên vẹn.

Lùng mua kẹo giải rượu để “né” phạt

Nhiều người đã lên mạng “săn lùng” kẹo giải rượu để tránh bị kiểm tra nồng độ cồn. Thế nhưng, thực chất loại kẹo của Hàn Quốc này chỉ giúp người dùng tăng tửu lượng, giải rượu nhanh giúp tỉnh táo hơn. Kẹo giải rượu không thể giúp người uống đưa nồng độ cồn về 0.

101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà 3

Tuy nhiên, việc tỉnh táo sau các buổi nhậu cũng là điều rất cần thiết, để có thể tìm cách trở về nhà an toàn sau bữa nhậu. Nhất là trong thời điểm gần Tết, các buổi liên hoan thường xuyên diễn ra.

Hiện nay, kẹo giải rượu đang được rao bán khá nhiều trên mạng xã hội. Giá kẹo dao động từ 50 55 nghìn đồng/túi 3 viên, giá một hộp gồm 10 gói là 450 500 nghìn đồng.

Dịch vụ đưa người say về nhà “nở rộ”

Nhiều nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh đang hỗ trợ khách nhậu về nhà bằng xe của nhà hàng. Để giữ khách, các nhà hàng chỉ thu phí 100 200 nghìn đồng/lượt.

Nhiều chủ nhà hàng cho biết, đây chỉ là tiền xăng xe và công tài xế, chứ không kinh doanh như dịch vụ. Hoặc nếu lái xe về giúp khách, một số nhà hàng chỉ thu đủ tiền xe ôm cho tài xế về lại nhà hàng.

Các nhà hàng có hỗ trợ lái xe cho khách thường bố trí 3 5 tài xế để khách không phải đợi quá lâu…

Đánh răng và ngậm nước súc miệng cũng giảm được nồng độ cồn

nuoc suc mieng cho nguoi nieng rang

Một số bác tài cho rằng, sau khi nhậu xong thì chỉ cần đánh răng thật kỹ và ngậm nước súc miệng là có thể giảm thiểu được nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi lượng cồn bị loại bỏ sau khi đánh răng rất ít.

Trên thực tế, nồng độ cồn xuất phát từ phổi, chứ không phải ở khoang miệng; do đó, phương pháp đánh răng là không hiệu quả. Thậm chí, một số loại kem đánh răng còn chứa cồn, có thể gây tác dụng ngược lại.
Nín thở hoặc thở mạnh trước khi thổi

Theo nghiên cứu của trường Đại học Linkoping (Thụy Điển), nếu bạn vận động cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây trước khi kiểm tra nồng độ cồn thì có thể làm giảm chỉ số đo được khoảng 10%. Vậy nhưng, phương pháp hao tổn nhiều sức lực này có thể khiến bạn bị chóng mặt do thiếu ôxy, đồng thời, không thể có đủ hơi để thổi vào máy đo.

Nhai kẹo cao su hoặc xịt nước thơm miệng giảm được nồng độ cồn

Phương pháp này có thể che giấu được mùi rượu, bia trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, kẹo cao su có thơm mát sẽ làm tăng hiệu quả khử mùi, đồng thời kích thích tiết ra nước bọt giúp pha loãng axit dạ dày, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng.

Lưu ý, kẹo cao su và nước xịt miệng không thể thay đổi được lượng cồn trong hơi thở đẩy lên từ phổi. Đây chỉ là giải pháp tạm thời làm mất đi mùi rượu và mùi cồn khi bạn giao tiếp với người khác.

Bị phạt thế nào nếu bán rượu cho người dưới 18 tuổi?

Theo pháp luật quy định, việc buôn bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Đồng thời, hành vi trường hợp khuyến mãi rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mãi cho người dưới 18 tuổi cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 7 Nghị định 105/2017 thì một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu đó là: Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.

Và với hành vi bán sản phẩm rượu cho người chưa đủ 18 tuổi thì theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 185/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015 và Nghị định số 141/2018 thì mức xử phạt đối với người vi phạm từ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Trường hợp khuyến mãi rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mãi cho người dưới 18 tuổi thì theo Điều 48, mức xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Để tránh nhầm lẫn, nếu có nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh và cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi (Điều 32 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia).

Việc phòng chống tác hại của rượu, bia còn có trách nhiệm của gia đình, giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.

Theo quy định, từ ngày 1-1-2020 Bộ luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định các cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

Không được mở mới điểm bán rượu, bia trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế và trường học;

Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;…

Tiêu Điểm (Tổng hợp)

Đọc nhiều