Xẻ núi xây khu tâm linh xai phạm ở Hà Giang: Chính quyền đang ở đâu?
Tại sao nhiều công trình có dấu hiệu sai phạm ngang nhiên tồn tại mà chính quyền địa phương và các ngành chức năng dường như không hay biết, cho đến khi báo chí phản ánh, dư luận bức xúc thì mới chạy theo để giải quyết?
Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt năm 2016, do công ty Cổ phần Phúc Lộc – Hà Giang đầu tư, với tổng vốn dự kiện hơn 800 tỷ đồng, cách cột cờ Lũng Cú – Hà Giang khoảng 500m về hướng Đông Nam. Hiện tại doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình khoét núi, tạo mặt bằng và đang xây dựng các gian chùa, bậc thang và các công trình lưu trú.
Với các chuyên gia về văn hóa, việc xây dựng công trình phật giáo với quy mô xây dựng bề thế này không chỉ án ngữ vị trí đẹp ngay sát danh thắng địa đầu Tổ quốc, mà cón tạo ra những khác biệt với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống nơi đây.
Cùng với khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú, một dự án khác cũng ở huyện Đồng Văn là dự án thang máy ngắm cảnh tham quan di tích Đồn Cao thị trấn Đồng Văn cũng bị tạm thời đình chỉ để tiến hành kiểm tra toàn diện. Đồn Cao và khu cảnh quan núi đá ở đây có giá trị lịch sử và vị trí quan trọng trong tổng thể công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận.
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện việc triển khai 2 dự án này và kiên quyết sử lý nghiêm sai phạm theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
Một mặt hoan nghên tinh thần cầu thị của tỉnh Hà Giang đã quyết định tạm đình chỉ thi công các công trình có dấu hiệu sai phạm, mặt khác nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn, trăn trở, bởi tiếp sau sự dậy sóng của dư luận về sự tồn tại của nhà hàng Parorama trên đỉnh Mã Pì Leng. Thì sự xuất hiện của 2 dự án lớn ở huyện Đồng Văn thêm một lần nữa cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý di sản của chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng ở tỉnh Hà Giang.
Những chuyện đáng buồn như thế không chỉ có ở Hà Giang, tại không ít nơi các dự án đồ sồ, bề thế mọc lên ngày càng nhiều, phá vỡ cảnh quan các di sản nổi tiếng. Có thể kể đến các dự án trên bán đảo Sơn Trà – thành phố Đà Năng; dự án biệt thự đường Đệ, núi Cô Tiên, phường Vĩ Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…
Ở những vùng đất vàng này, vẻ đẹp tuyệt vời do thiên nhiên ban tặng đã bị con người tàn phá không thương tiếc bằng các công trình bê tông kiên cố, đồ sộ. Ai cũng biết rằng, khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng các công trình có quy mô hàng trăm, hàng nghìn ha như vậy, không thể có chuyện các ban, ngành địa phương không hay biết.
Nhưng tại sao họ lại mũ ni che tai, làm ngơ cho chủ đầu tư làm sai. Hậu quả là rất nhiều dự án sai đã bị đình chỉ thi công, để lại những công trường ngổn ngang bừa bộ như những vết sẹo không thể chữa lành trong lòng di sản. Chưa kể việc sử lý những dự án đã rồi ấy cũng vông cùng nan giải và tốn kém.
Chính quyền địa phương và các ban, ngành ở những nơi có di sản không thể buông lỏng quản lý mãi nếu mỗi lãnh đạo, mỗi cán bộ làm việc hết trách nhiệm, nâng cao năng lực, có tâm trong sáng thì những dự như vậy chắc chắn không bao giờ có đất tồn tại.
Diệu Hương