8
category
199877

Vụ xe tải đè chết 5 người ở Hải Dương: Nguyên nhân bất ngờ

30/07/2019 22:28

Nói về nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc xe tải lật đè chết 5 người ở Hải Dương, TS Trần Đình Bá – Hội Kinh tế và vận tải ĐSVN đã có bài phân tích dưới góc độ khoa học nói về nguyên nhân vụ việc có thể rất bất ngờ với chính những nhà quản lý giao thông.  

Trước hết tôi xin kính cẩn cúi đầu chia buồn với các nạn nhân trong vụ TNGT kinh hoàng xảy ra tại Hải Dương sáng 23/07/2019 khiến 5 người chết và 2 người khác bị thương.

Trong video được đăng tải, chiếc xe tải hạng nặng phóng với tốc độ rất cao, sau đó mất lái lật nghiêng và đè trúng những người tham gia giao thông trên đường. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và CSGT tỉnh Hải Dương, chiếc xe gây tai nạn mang BKS 29H-150.97 của công ty TNHH Tiếp Vận Việt có trụ sở tại Hà Nội khi đến điểm km63 300 đã lật nghiêng và đè vào nhóm người đang xem 1 vụ TNGT trước đó.

Hiện trường vụ tai nạn lật xe tải khiến 5 người chết ở Hải Dương.
Hiện trường vụ tai nạn lật xe tải khiến 5 người chết ở Hải Dương.

Thời điểm gây tai nạn, chiếc xe chạy với vận tốc khoảng 63 tới 65km/h, tuyến đường nói trên cho phép chạy tối đa 80km/h. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết đã có kết quả kiểm tra ma túy đối với tài xế xe tải, kết quả là  âm tính. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cũng cho thấy tài xế không có nồng độ cồn trong khí thở chứng tỏ tài xế tuân thủ đúng luật khi điều khiển phương tiện chạy trên cao tốc. Xe vẫn trong thời gian được đăng kiểm cho phép hoạt động đến tháng 10/2009.

Vậy nguyên nhân sâu xa nào đã gây nên thảm họa trên !? Cho đến nay các chuyên gia an toàn giao thông vẫn chưa đưa ra lý giải vì sao lái xe không có phản xạ gì để điều khiển xe tránh được tai nạn. Rõ ràng tài xế hoàn toàn tỉnh táo, đi đúng tốc độ trên đường cao tốc tại đó cho phép chạy tối đa 80km/h . Sau khi tai nạn xảy ra tài xế vẫn còn điện thoại về cho gia đình . Theo lời khai ban đầu của tài xế xe tải sau khi gây ra vụ tai nạn thảm khốc là do “đạp phanh không ăn”.

Với tư cách là một nhà khoa học, tôi xin đưa ra nguyên nhân vụ tai nạn này:

Không phải do người lái không có phản ứng gì, cũng không phải do “phanh không ăn” mà thủ phạm chính giấu mặt gây ra vụ tai nạn là: “Áp lực nước va”.

Vậy “Áp lực nước va” là gì, xin được giải thích giải thích ngắn gọn như sau:

Nước là chất lỏng không nén được, khi đã nhận năng lượng là phải xả ngay. “ Áp lực nước va” là sự va đập của thủy lực. Trên thế giới, “áp lực nước va” đã từng làm nổ ống nước thủy lực điện gây thảm họa trôi chết hàng ngàn người, gây nên sóng thần sau vụ nổ trong lòng biển, gây lũ quét làm chết hàng vạn người.

Trong giao thông vận tải, nó có thể gây lật thuyền, lật tàu, lật xe mà vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra tại Hải Dương khiến 5 người chết và 2 người khác bị thương là một minh chứng.

Để rõ hơn, hãy cảm nhận khi mang trên vai một vật cứng nặng 20 kg, chúng ta đi lại chạy nhảy bình thường, nhưng khi mang trên lưng một can 20 lít nước thì việc đi bình thường khó khăn, khi chạy nhảy càng khó khăn hơn . Đó là “áp lực nước va”, khi nó đang vận động với một tốc độ bình thường thì không sao nhưng khi thay đổi tốc độ thì nguồn năng lượng (quán tính) được giải phóng, tạo nên một lực làm cho chúng ta khó kiểm soát .

Trong vụ việc này, chiếc xe tải hạng nặng phóng với tốc độ cao, sau khi đó nhìn thấy người chuẩn bị qua đường đã phản ứng đạp phanh hãm tốc. Nhưng chính cú đạp phanh đó không giảm được tốc độ mà nó làm xe mất thăng bằng và mất lái lao vào dải phân cách rồi lật nghiêng và đè trúng những người tham gia giao thông trên đường. Hàng hóa trên xe văng ra trên đường là rất nhiều những thùng nước đóng chai. Tính ra được khối lượng nước trên xe khoảng 5-7 m3, tức khoảng 5-7 tấn.

“Áp lực nước va” của 5-7 tấn nước được giải thích là khi nó nhận được năng lượng quán tính từ xe trên cao tốc 70-80 km/h, khi lái xe phát hiện người phía trước phanh đột ngột xuống độ 65km/h thì cả ngàn chai nước trên xe – tính được khoảng 5 -7 m3 nước đã giải phóng năng lượng đẩy xe về phía trước. Khi gặp phanh cản lại, khối nước này như “nước vỡ bờ” đẩy về phía trước thắng lực cản của phanh mà lái xe gọi là “đạp phanh không ăn”, khi tài xế đánh tay lái thì “áp lực nước va” đã tạo nên lực thắng tay lái người điều khiển và toàn bộ xe mất lái loạng choạng lao vào dải phân cách, lao vào đoàn người. Lúc này “áp lực nước va” đã hoàn toàn áp đảo làm chủ mà người lái xe và phương tiện kỹ thuật không còn làm được điều gì.

Thắc mắc của lãnh đạo UBATGTQG cho rằng : “Không hiểu sao tài xế tỉnh táo nhưng không có phản ứng xử lý được phương tiện để tránh đoàn người …” là vậy !

Bí quyết vụ tai nạn là sức nước – sự va đập thủy lực mà dân gian đúc kết “nhất thủy nhì hỏa”.

Vu xe tai de chet 5 nguoi o Hai Duong: Nguyen nhan bat ngo!-Hinh-2
Lượng nước đóng chai trên xe chính là “thủ phạm” gây ra vụ tai nạn chết người?  

Tài xế không muốn gây ra tai họa để phải chịu trách nhiệm gây chết người, nhưng lượng nước chở trên xe rất nhiều khoảng 5-7 m3 là thủ phạm gây ra tai họa khủng khiếp .

Trước đó đã có nhiều vụ xe tải chở bia chai,bia lon, nước giải khát lật giữa đường do phanh đột ngột gây lật xe và hàng hóa và các vụ “ hôi của “ mà báo chí đã nêu . Thứ hàng hóa đó đều là chất lỏng – dù đã đóng trong chai nhưng cũng nhận năng lượng và giải phóng năng lượng nên rất khó điều khiển và dễ gây tai nạn .

Một toa tàu chở một bồn nhiên liệu lỏng đã lật nhào ngay trong ga Phú Thọ khi chỉ chạy với tốc độ trong ga 5 km/h nhưng bị phanh đột ngột , “áp lực nước va” làm cho nó mất thăng bằng và lật nhào văng cả toàn bộ các cụm bánh sắt ra ngòai.

Tôi từng chứng kiến một xe cứu hỏa của cảnh sát PCCC sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ trên đường trở về, trước khi vào vòng cua đã phanh giảm tốc đột ngột gây lật nhào, xe quay ngang 90 độ trên đường, trên xe trước lúc đó còn lại một lượng nước chỉ khoảng khoảng 1/ 3 bồn.

Ngay trong việc chở hàng khô cũng đã có vụ xe rơ mooc chở các tấm thép xếp chồng lên nhau phía sau không chằng buộc đúng kỹ thuật, khi xe phanh đột ngột khối thép đó đã thắng lực ma sát trượt về phía trước cán đứt cả ca bin. Đó là lực quán tính , còn áp lực nước va của chất lỏng còn phức tạp hơn nhiều, gây mất lái.

Vì vậy nguyên nhân vụ thảm họa trên là do chở trên xe một lượng hàng hóa rất lớn, lại chất cao đó là các thùng nước đóng chai . Vì vậy vụ thảm họa này một lần nữa cảnh báo cho các cơ quan quản lý NN về an toàn giao thông cần có quy định riêng cho các phương tiện chở chất lỏng trên đường. Cần có phân tích khoa học để biết và lường trước tai họa .

Chở hàng nước rất khó và cần cẩn trọng hơn chở hàng khô ! Trong các giáo trình đào tạo lái xe chưa có tài liệu nào lưu ý đến vấn đề “ áp lực nước va” khi chở các hàng hóa là chất lỏng. Vì vậy sau vụ tai nạn thảm khốc này, các lái xe đặc chủng chở các chất lỏng, chất dể cháy, thùng hóa chất hay các xe chuyên dụng chở nước PCCC, các xe chở hàng chất lỏng đóng chai cần chú ý để phòng tránh tai nạn .

An toàn là hạnh phúc của người lái xe . Kính mong mọi người lưu tâm cho bài viết mang tính nhân văn này để phòng tránh TNGT !

Hiện tượng va đập thủy lực là gì?

Hiện tượng va đập thủy lực – hiện tượng nước va là hiện tượng biến đổi áp suất đột ngột (tăng hoặc giảm) khi vận tốc dòng chảy thay đổi đột ngột trên đường ống, hiện tượng này thường xuất hiện khi đóng van mở van hoặc dừng máy bơm nước đột ngột. Khi xảy ra hiện nước va – va đập thủy lực, áp suất chất lỏng trong đường ống tăng hoặc giảm với một giá trị rất lớn và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi có sự thay đổi đột ngột về lưu lượng và vận tốc chuyển động của nước gây nên sự tăng áp suất tác động lên thành ống có thể dẫn đến bề ống hoặc nhẹ thì gây va đập và rung động mạch lên hệ thống đường ống.

Những hậu quả của hiện tượng va đập thủy lực – hiện tượng nước va thường thấy.

– Nó làm hư hỏng khóa, vỡ đường ống nước, hư hỏng các thiết bị lắp trên ống, nhất là đối với dòng chảy có cột áp cao.

– Nó gây ra hiện tượng mạch động áp suất làm rung động mạnh, mất ổn định trong các hệ thống truyền động thủy lực.

Van chống hiện tượng va đập thủy lực hoạt động thế nào?

Có hai loại hiện tượng va đập thủy lực – hiện tượng nước va:

Va đập thủy lực – nước va dương: áp suất đột ngột tăng.

Va đập thủy lực – nước va âm: áp suất giảm đột ngột.

TS Trần Đình Bá

(Theo Giáo Dục & Thời Đại)

 

Đọc nhiều