8
category
540305

Vụ 8 “con hổ” chết sau khi giải cứu: Tiết lộ sốc của người trực tiếp bắn thuốc mê!

07/08/2021 16:01

Trước quá nhiều thông tin, dư luận hoài nghi về “chưa chuẩn chỉ” trong công tác bắn gây mê hoặc bất cập trong quá trình vận chuyển chăm sóc dẫn đến các cá thể hổ nặng hai đến ba tạ chết ngay sau khi được giải cứu không lâu, Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với người trực tiếp bắn thuốc mê.

Người này còn chứng kiến toàn bộ quá trình “khiêng trói” các Ông Ba Mươi mang ra xe cứu hộ.

Đây là một cán bộ mà chúng tôi từng chứng kiến sự chuyên nghiệp của anh trong quá trình tác nghiệp đáng trân trọng trước đó. Giữa tâm vụ việc quá nóng và các bên chọn cách hầu như im lặng, sự lên tiếng của anh có thể gây nhiều bất lợi cho anh, dù anh rất khách quan với các tiết lộ.

Anh không yêu cầu giấu tên, song, bằng sự thận trọng nghề nghiệp của mình, chúng tôi lưu giữ toàn bộ băng ghi âm cuộc trao đổi và không tiết lộ tên danh tính của anh.

 

Theo người bắn thuốc mê thì những cá thể hổ sau khi tỉnh dậy mới được vận chuyển. Ảnh: CTV

Gây mê xong, cần đủ thời gian để hổ tỉnh đã rồi mới chuyển đi, nhưng…

Anh có thể cho biết quá trình mình nắm thông tin và bắn thuốc mê một số cá thể hổ nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An?

Người trực tiếp bắn thuốc mê cho hổ: Việc sẽ đi bắn thuốc mê tôi cũng nắm thông tin lâu rồi, ở chỗ là các cấp trên cũng huy động rằng, dự kiến sẽ có giải cứu hổ và sẽ phải đi bắn thuốc mê cứu hộ.

Song, mấy ngày vừa rồi, lãnh đạo có bảo với tôi là chuẩn bị thuốc mê và dụng cụ, chuẩn bị đi phối hợp với lực lượng công an khi họ phá án.

Tôi chuẩn bị các thứ xong rồi gặp người một bên khác nữa, họ cũng tham gia vào việc bắn thuốc mê cho hổ này. Tôi đến nơi, cũng gặp các đồng chí bên Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An. Một đơn vị tham gia làm bảo tồn khác cũng có bác sĩ thú y đi cùng tôi để hỗ trợ.

Đến nơi họ (lực lượng ban chuyên án) cũng nói là nhờ bên tôi và một bên khác nữa bàn với nhau để cho kế hoạch được thuận lợi nhất trong việc gây mê cho đàn hổ.

Sau đó khoảng 3h00 sáng là bọn tôi bắt đầu đi, chia ra 2 tốp. Lực lượng chúng tôi phải gây mê cho 17 cá thể hổ trong 2 cơ sở nuôi nhốt trái phép.

Các con hổ lớn nuôi nhốt trong nhà dân tại xã Đô Thành

Khi đến đó, thấy bên công an làm việc rất chuyên nghiệp và khẩn trương. Họ bảo chúng tôi chuẩn bị mọi vật dụng để làm việc. Các đồng chí nói là bắn nhanh rút nhanh.

Sau tôi có bảo là không được, bởi vì tôi cũng có kinh nghiệm, công tác gây mê ngoài đúng liều lượng thuốc mê ra thì cũng phải yên tĩnh. Phải có thời gian để việc ngấm thuốc diễn ra và vì sự an toàn tính mạng cho các cá thể động vật (ở đây là hổ).

Thêm nữa: sau khi gây mê xong thì con vật phải tỉnh lại thì mình mới được vận chuyển đi. Đó là nguyên tắc cứu hộ động vật cần gây mê, ở những nơi có thời gian và có đủ sự an toàn hợp tác của các bên.

Còn đây là chuyên án cực kỳ phức tạp, nên cũng phải thông cảm… Thế là, bên kia bảo phải đánh nhanh rút nhanh, sau khi gây mê xong phải đưa tất cả hổ ra khỏi khu vực nuôi nhốt, vì đây là chuyên án…, đây là khu vực…

Các con hổ nặng hơn dự kiến rất nhiều, nên phải “bắn” thuốc mê bổ sung…

Người trực tiếp bắn thuốc mê cho hổ: Vào đấy rồi thì tôi theo sự chỉ đạo của cấp trên thôi. Khi ra liều (chuẩn bị liều lượng) thuốc mê rồi thì chúng tôi tạm ước tính là một cá thể hổ nó khoảng tám chín chục cân thôi (song không ngờ hổ nặng hơn hai tạ, gần ba tạ).

Khi họ giao liều lượng thuốc cho chúng tôi thì họ cũng tính là có vài cá thể hổ; nhưng đến hiện trường, chui vào các hầm tối thì hóa ra số lượng… không hẳn như thế.

Cá thể hổ đã tỉnh lại sau khi tiêm thuốc mê để chuyển ra khỏi nơi nuôi nhốt. Ảnh: CTV

Các cán bộ như chúng tôi, đều là những người có kinh nghiệm làm về lĩnh vực gây mê và chăm sóc thú này nhiều rồi, song, vì thông tin dự đoán chưa chuẩn nên cần điều chỉnh. Về số lượng hổ và về cả cân nặng của hổ.

Chuyên án bí mật, các đối tượng nhốt hổ trong chuồng kín và cực kỳ cảnh giác, nên: để có thông tin chính xác tuyệt đối như đòi hỏi, là điều, tôi nghĩ là không thể.

Vậy, liệu có thể là vì bắn sai liều lượng thuốc mê nên gây hậu quả không anh?

Người trực tiếp bắn thuốc mê cho hổ: Vì ước tính trọng lượng của hổ là vài chục kilogram một con, nên khi thực tế nó nặng hơn 250kg/con. Thế thì không thể có chuyện thuốc mê quá liều được. (Mà chỉ có thể là… lượng thuốc chưa đủ, bằng 1/3 lượng cần phải có – PV).

Tất nhiên, sau đó, “ban tổ chức” cũng tính bổ sung thêm bổ sung một liều nữa. Thì sau khi vào thì các “thợ bắn thuốc mê” làm việc. Có chuyện: vì lượng thuốc ít so với trọng lượng lớn hơn dự kiến của đàn hổ nên chuyên gia “bắn” một liều đầu thì hổ vẫn cứ ung dung bình thường mà chưa mê man gì cả.

Sau đó phải bồi thêm một liều nữa. Tất nhiên, sau đó, các cá thể hổ đã… đổ gục vì thuốc mê.

Chuyên án “đánh nhanh rút nhanh” 

Vậy sau khi hổ bị ngấm thuốc mê và “gục xuống” lực lượng “giải cứu” làm theo cách nào?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Trong quá trình vận chuyển, họ vận chuyển từ tầng âm (hầm kín “địa ngục hoang thú” lên tầng 1).

Quả là, quá trình vận chuyển một cá thể hổ có thể mất cả tiếng đồng hồ vì đường “hầm kín” được làm để che giấu sai phạm nên nó rất chật hẹp. Mà mình thì lại phải cho người khiêng rất cồng kềnh, đàn hổ thì quá nặng so với dự kiến (theo điều tra của Dân Việt đã đăng tải, vì COVID-19 quá căng thẳng nên việc buôn bán của các đối tượng bị chững lại, thời gian dài họ nuôi hổ “báo cô” mà không thể “xuất chuồng” – PV).

Trong quá trình lôi họ lấy dây để cột ở chân các con hổ. Rồi họ lôi lên họ kéo vào trong chuồng (chuồng sắt ngoài xe cứu hộ). Vì thế, tôi đoán rằng, quá trình đấy diễn ra không an toàn trong vấn đề vận chuyển động vật bị nuôi trong “bóng tối giam cầm” và vừa được bắn thuốc mê…

Với kinh nghiệm nhiều năm, với kiến thức chuyên ngành của anh, làm thế nào là đúng trong bối cảnh đó?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Nếu mà là bọn tôi “chủ trì”, khi đi vận chuyển động vật đến các nơi khác sau khi gây mê thì vận chuyển cần nhẹ nhàng (điều này là rất khó đáp ứng trong các chuyên án mà như đơn vị chủ trì thừa nhận “các đối tượng hết sức manh động” – PV).

Và thêm nữa, đưa động vật (hổ) vào chuồng rồi thì phải để cho nó tỉnh rồi mới mang đi. Tức là, khi hổ lên chuồng sắt trong xe cứu hộ động vật rồi, là phải chờ cho nó phải tỉnh hẳn. Rồi thì xe mới được lăn bánh (ở đây, khi hổ về đến nơi cứu hộ ở Diễn Châu, hổ vẫn chưa tỉnh và 8 cá thể thì không bao giờ tỉnh nữa – PV).

Ông có nhớ hôm đó, ông và đồng nghiệp đã bắn loại thuốc mê gì vào các cá thể hổ không?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Đó là loại thuốc Zoletil, thuốc này là chuyên dùng để gây mê cho động vật. Anh có thể đọc trên google sẽ rõ. Loại thuốc này thì tôi đã sử dụng đã khá nhiều năm nay rồi. Và tôi cảm thấy nó rất an toàn.

Hôm đấy là bọn tôi dùng ống thổi, ống thổi đấy dùng đến “bắn” thuốc mê, nó cũng là dụng cụ khá chuyên nghiệp và đang được sử dụng đúng mục đích ở cơ quan có chức năng chăm sóc, bảo tồn động vật.

Sau khi tiêm thuốc mê để “giải cứu” ra khỏi khu nuôi nhốt trái phép, 8/17 cá thể hổ trưởng thành đã chết. Ảnh: CTV

Ông băn khoăn gì về các phương án “giải cứu động vật” trong đó có bắn thuốc và vận chuyển chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc thực hiện bài bản không?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Vì đây là chuyên án rất đặc biệt… Phải đưa được những cá thể hổ này ra khỏi khu vực hầm tối nuôi nhốt cất giấu. Chứ còn trong trường hợp xấu nhất, mà hổ bị làm sao thì nó cũng là điều kiện ngoài mong muốn thôi.

Cho nên là: sau khi gây mê xong thì tôi cũng đưa ra phương án đấy (cần thời gian để an toàn cho hổ). Trong các biên bản liên quan đến vụ việc, cũng đã ghi từng liều thuốc và cách sử dụng của từng liều đó rồi.

Khi mà cấp trên đã giao làm chuyên án “đánh nhanh thắng nhanh” để đảm bảo an toàn như vậy rồi thì phải tuân theo là đúng. Chứ còn làm trái để xảy ra việc không an toàn thì không được. Tôi rất hiểu điều đó.

Do hổ béo quá, lại bị chèn ép thanh quản khi vận chuyển, nên đã tắt thở

Với kinh nghiệm nhiều năm bắn thuốc mê và chăm sóc động vật, theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến hổ chết?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Vấn đề ở cái mạch máu của từng con hổ bị nuôi nhốt ấy. Chúng nó béo quá. Tôi nghĩ nó chết cũng một phần là vì nó yếu quá, lúc đến đấy, vào đấy thì thấy cái chuồng nuôi nhốt không đảm bảo.

Không còn cách nào khác, là chuyên gia đến gây mê thì chúng tôi vẫn phải… bắn thuốc mê thôi. Vì nó mê rồi mới vào bắt được chứ.

Hai là có thể do vận chuyển sau khi nó mê, tôi nghĩ là vận chuyển có thể xảy ra sự không an toàn cho động vật. Khi họ vận chuyển vào trong chuồng là họ lôi, nhét, đồng thời là chuồng của họ bé quá cho nên là khi cho vào là họ phải dốc cho hổ nó tụt xuống rồi họ mới cột dây thép. Cái chuồng đó họ làm cũng không đảm bảo, cái cửa mở một phát là cái cửa bắn ra luôn.

PV: Cảm giác của ông thế nào khi nghe tin 8 con hổ cùng chết?

Người trực tiếp bắn thuốc mê: Nghe tin 8 con hổ chết tôi cũng xót lắm!

Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Ngọc

Tags :
Đọc nhiều