8
category
576243

Việt Nam sắp có Vaccine dịch tả lợn châu Phi

21/12/2021 16:29

Sau 21 tiêm thử nghiệm ngày trên đàn lợn hàng trăm nghìn con. Kết quả đàn lợn không được tiêm vaccine thử nghiệm bị chết 100%, số lợn đã được tiêm vaccine thử nghiệm đều sinh miễn dịch và đạt tỷ lệ bảo hộ. 

Vaccine dịch tả lợn châu Phi đã được các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học và Tập đoàn Dabaco nghiên cứu, thử nghiệm trên đàn lợn hàng trăm nghìn con.

PGS.TS Đinh Duy Kháng, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết thông tin sáng 21/12 tại tọa đàm “GS.VS Trần Đại Nghĩa, từ vị tướng quân đội đến nhà lãnh đạo khoa học”. Tọa đàm có sự tham gia của nhiều tác giả từng được trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và đưa sản phẩm ra thị trường.

Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam sẵn sàng ra thị trường. Ảnh minh họa.

Ông Kháng chia sẻ về đề tài nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi, do Tập đoàn Dabaco mời ông cùng các cộng sự thực hiện để bảo vệ đàn lợn của doanh nghiệp. Sau gần một năm nhận chuyển giao chủng virus ASF G-Delta I1177/Delta VLR và dòng tế bào thường trực PIPPIC, các nhà khoa học đã tìm ra được dòng tế bào thích ứng cho virus để tiến hành nhân lên ở quy mô công nghiệp, tiến tới sản xuất vaccine ASF đại trà.

Hiệu lực của vaccine được nhóm thử nghiệm trên đàn lợn bằng cách tiêm chủng virus gây bệnh dịch tả (liều cao nhất ở mức có thể gây tử vong) đối chứng giữa hai đàn (đã tiêm vaccine thử nghiệm 28 ngày) và đàn không được tiêm vaccine. Kết quả sau 21 ngày, đàn lợn không được tiêm vaccine thử nghiệm bị chết 100%, số lợn đã được tiêm vaccine thử nghiệm đều sinh miễn dịch và đạt tỷ lệ bảo hộ. Kết quả này được Trung tâm Chẩn đoán Thú y Dabaco báo cáo hôm 14/12.

PGS.TS Đinh Duy Kháng tại tọa đàm sáng 21/12. Ảnh: Kiều Anh
PGS.TS Đinh Duy Kháng tại tọa đàm sáng 21/12.

Chia sẻ kết quả vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Kháng muốn nhấn mạnh các nghiên cứu cần bám sát thực tiễn, giải bài toán của doanh nghiệp.

Chung quan điểm này, GS.TS Lê Quốc Minh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chia sẻ bài học của GS.VS Trần Đại Nghĩa, trong hoàn cảnh chiến tranh ông đã vượt qua tất cả thử thách, vận dụng sáng tạo kiến thức để chế tạo thành công súng không giật SKZ. “Hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, rất cần đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào cuộc sống như tấm gương của GS.VS Trần Đại Nghĩa”, ông Minh nói.

Các nhà khoa học Dabaco nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Các nhà khoa học Dabaco nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi trong phòng thí nghiệm.

Để ghi nhận và khích lệ các nhà khoa học, từ năm 2015, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam quyết định xét tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa để khuyến khích giới khoa học trong nước nỗ lực nghiên cứu nhằm đạt được những kết quả khoa học xuất sắc. Sau 2 lần trao tặng năm 2016 và năm 2019, đã có 14 tác giả của 6 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc được ghi nhận và trao giải.

Trâm Anh 

Đọc nhiều