Lập trường của Việt Nam giữa tâm bão Iran – Mỹ

09/01/2020 10:29

Chỉ sau 2 ngày Việt Nam nhận “ấn” Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ ra lệnh giết tướng Iran, sau đó 3 ngày, Iran đáp trả Mỹ bằng một vụ không kích tên lửa vào các căn cứ Mỹ. Tín hiệu về một cuộc chiến tranh thế giới đang được nhóm dần. Điều này là một thử thách to lớn đối với các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nói riêng và cả nghị trường Liên Hợp Quốc nói chung.

31052019112440168-vna_potal_viet_nam_dong_gop_tich_cuc_vao_hoat_dong_cua_lien_hop_quoc_074554104_3896355
Việt Nam nhận chức Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc

Ai cũng biết Việt Nam có quan hệ thân với cả Mỹ và Iran, với các quốc gia bên lề, Việt Nam có quan hệ quá gần gũi với Trung Quốc, Nga, các nước Ả Rập, Iraq… Điều này cũng là một lợi thế nhưng cũng là một thách thức.

Dĩ nhiên, cái chức Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc không phải là một chức vụ có quyền phủ quyết, thực hiểu cho đúng nó là cái chân điếu đóm và là nơi “thăm dò phản ứng” của các quốc gia. Quyền hạn của Liên Hợp Quốc tập trung vào 5 ông Ủy viên thường trực bao gồm: Mỹ, Trung, Nga, Anh, Pháp và nó bất biến nhiều năm cho tới nay và sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, “điếu đóm cũng có thể châm được lửa”, Việt Nam đề xuất các phiên làm việc về “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, nó là một vấn đề mà bấy lâu nay vẫn chưa ai dám động vào! Thay vì cứ động đũa vào các vấn đề kinh tế, môi trường, giáo dục vốn tương đối ba phải và giáo điều thì Việt Nam đề cập trực tiếp đến vấn đề tối quan trọng trong hoạt động và tôn chỉ của Liên Hợp Quốc.

Xung đột Iran – Mỹ đang là điểm đen của thế giới, gây ảnh hưởng to lớn đề hòa bình và kinh tế thế giới. Xung đột này có thể châm ngòi cho những cuộc chiến lớn hơn, khiến giá dầu – thứ quyết định 20% nền kinh tế thế giới và giá vàng – thứ quyết định đến tiền tệ thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây nên những phản ứng tiêu cực theo dây chuyền. Việc thảo luận về hiến chương Liên Hợp Quốc vừa là lời nhắc nhở các bên tôn trọng cũng như yêu cầu hòa bình, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, chính trị của các quốc gia.

“Liên Hợp Quốc vốn vĩ đại như nó vốn phải như thế”, chứ không phải là nơi mà các ông cứ thích đến rồi đến, đi rồi đi.

Mặc dù để các quốc gia làm theo Hiến chương LHQ thì chẳng bao giờ dễ dàng. Nhưng không phải vì thế mà không nói rồi phản ứng sợ sệt, không phải mặc cho bên ngoài “sống chết mặc bay”, được gần 200 quốc gia đồng ý vào ghế “nóng” thì phải làm “nóng” chứ đừng để nguội lạnh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những đề xuất làm việc về chủ nghĩa “đa phương”. Đây cũng là một điều tối quan trọng trong chính sách ngoại giao Việt Nam và xu thế thế giới. Các nước lớn luôn muốn “đơn phương” để dễ dàng áp đặt quyền lực kinh tế, chính trị vào trong mọi việc với các quốc gia nhỏ hơn. Chủ nghĩa đa phương và đa cực khiến cho các nước lớn như bị “cắt” đi phần ưu thế, gia tăng bình đẳng quốc tế.

my-tuyen-bo-san-sang-dam-phan-voi-iran
Giết hại tướng Soleimani: Căng thẳng Mỹ và Iran dâng lên cao trào

Tại 12 cuộc họp công khai, 15 cuộc họp kín tại nghị trường LHQ, Việt Nam đề xuất thảo luận các vấn đề liên quan đến Trung Đông, Syria, Yemen, Tây Phi, Sahel, Mali, Libya, Trung Á và Síp. Ngoài ra, các chủ đề thảo luận bao gồm chủ nghĩa khủng bố, lệnh trừng phạt, tòa án quốc tế, trẻ em và xung đột vũ trang. Đây đều là các điểm nóng toàn cầu và được thế giới quan tâm, việc này khiến cho cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự nắm bắt, không ngại va chạm trong điều hành quốc tế. Chính những phiên thảo luận và họp kín này sẽ tác động đến nghị trường quốc tế và giúp LHQ đưa ra quan điểm của tổ chức, tránh để chiến tranh xung đột leo thang.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh nói rằng: “Trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, vai trò của 5 nước thường trực lấn át, các nước không thường trực phải phải bản lĩnh mới giữ vững được lập trường”.

Một ví dụ cụ thể về lập trường phía Việt Nam, đó là việc tuyên bố yêu cầu ngưng cấm vận với Cuba trong hầu nhu bất cứ các bài phát biểu, tuyên bố. Bên cạnh đó, dù có quan hệ ngoại giao khăng khít với Iran nhưng sẵn sàng phản đối việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Việt Nam nối lại quan hệ với Mỹ nhưng vẫn phản đối, tổ chức biểu tình chống phản chiến tại Iraq. Việt Nam có quan hệ quốc phòng chiến lược với Israel, có quan hệ thân cận với Palestin nhưng không bao giờ chấp nhận sự đơn phương trong bất cứ hành động của một quốc gia nhắm phương hại đến hòa bình hai quốc gia. Tại cuộc li khai của một số nghị sĩ diều hâu phe Catalonia, Việt Nam sẵn sàng tuyên bố không chấp nhận li khai, ghi điểm mạnh với chính phủ Tây Ban Nha khi là nhà nước Đông Nam Á đầu tiên từ chối nhà nước li khai này, góp phần khiến EVFTA được kí kết nhanh chóng. Tại vấn đề bán đảo Crimea, Việt Nam cũng không về phe Nga mặc dù là đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất.

Nhiều người sẽ nói rằng đây là “động thái hai mang”, nhưng thế giới đầy lọc lãi, một phản ứng nguy hiểm cũng có thể đẩy cả dân tộc vào vòng chiến.

Việt Nam đã chịu chiến tranh, đã chịu tàn phá, đã từng bị cô lập, đã từng chịu chia rẽ, đã từng “đơn thương độc mã” tại Liên Hợp Quốc, đã từng bị coi là kẻ đi xâm lược và cũng nhiều lần chịu cảnh bị xâm lược, đã từng vượt đói nghèo, đã hòa nhập vào thế giới, đã sẵn sàng gạt bỏ thù hận. Điều này hun đúc cho một nền ngoại giao, chính trị và quân sự thượng thừa và đầy khéo léo.

Mượn tạm câu kết của phóng sự “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa để kết bài”

“Rằng đây bốn biển là nhà
Vàng đen trắng đỏ đều là anh em”

Hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy tầm nhìn về một không gian chiến lược rộng mở mà ở đó Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Phấn đấu vì độc lập, tự do và phát triển”

Cộng đồng quốc tế luôn trông đợi các cường quốc hãy là tấm gương trong sáng trong kiến tạo hòa bình. Việt Nam chưa phải là một nước lớn, cũng chưa phải là một nước giàu. Nhưng đã chứng minh nỗ lực tham gia thực hiện sứ mệnh hòa bình như nhân loại với lương tri khao khát”

Tifosi

Đọc nhiều