Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ tới

Tuệ Ngô 06/08/2023 09:41

Mới đây, Việt Nam cùng với Trung Quốc và Indonesia sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ tới trong các dự báo mới từ trang tin điện tử Phys, 1 chuyên trang được coi là diễn đàn của những nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Bài viết đã dẫn lại những thông tin từ một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học của phòng thí nghiệm tăng trưởng thuộc trường đại học Harvard Mỹ về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khác nhau trên thế giới trong giai đoạn 2021 -2031. Các nhà khoa học của trường đại học Harvard đã nghiên cứu dựa trên mô hình về tính phức tạp của các nền kinh tế (ECI) để dự đoán về khả năng bùng nổ kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khả năng thoái trào của các nền kinh tế khác.

Mô hình này đã là đầu tiên được phát hiện và sử dụng vào đầu thập yên 50 và 60 của thế kỷ trước, đang được xem là mô hình dự báo tăng trưởng chính xác nhất thế giới, sau khi đã dự báo thành công các chu kỳ bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore hay Trung Quốc, do đó thường được các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên toàn cầu xem là thước đo để hộ quyết định rót vốn đầu tư vào các nền kinh tế tiềm năng nhất.

Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học của Harvard đã phân loại nền kinh tế toàn cầu thành ba nhóm khác nhau, bao gồm nhóm tăng trưởng bùng nổ, nhóm tăng trưởng chậm và nhóm thoái trào, và trong đó, Việt Nam đã được xếp vào nhóm tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn tới. Đồng thời, Việt Nam cũng được xem là một trong những nền kinh tế bùng nổ chất lượng hàng đầu.

Theo nghiên cứu này, trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ chung nhóm tăng trưởng kinh tế bùng nổ cùng với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia và Ấn Độ. Nhóm này được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu cụ thể nhấn mạnh đối với cả Trung Quốc và Việt Nam, dự đoán rằng cả hai nước sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong tăng trưởng toàn cầu, không chỉ về quy mô GDP mà còn về thu nhập bình quân đầu người.

Ricardo Hausmann, Giám đốc Phòng thí nghiệm Tăng trưởng, Giáo sư tại Trường Harvard Kennedy (HKS), cho biết: “Các quốc gia đã đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn, như Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ tới. Trong đó Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao cả về quy mô GDP và thu nhập bình quân, trong khi Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng nhanh về thu nhập bình quân đầu người.”

Hai quốc gia này sẽ tăng trưởng cực nhanh, nhờ vào việc đang làm chủ được nhiều công nghệ sản xuất quan trọng, trong khi Trung Quốc đang làm chủ một số công nghệ mới, chẳng hạn như sản xuất pin, xe điện, năng lượng tái tạo, thì Việt Nam cũng đang có những tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm và một số lĩnh vực tượng tự.

Xếp hạng Chỉ số Phức tạp Kinh tế (ECI) giai đoạn 2001-2021

Đồng thời, hai nền kinh tế này cũng có sự bổ sung cho nhau rất lớn khi Trung Quốc có thể cung cấp công nghệ hoặc nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất bùng nổ tại Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng có thể cung cấp các nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho thị trường tỷ dân tại Trung Quốc.

Giáo sư Hausman tin rằng nguồn nhân lực được đào tạo tốt với trình độ học vấn bình quân đầu người của Việt Nam và Trung Quốc rất cao, tỷ lệ mù chữ rất thấp sẽ giúp cho được lực lượng lao động trẻ ở hai quốc gia này dễ dàng tiếp cận được những công nghệ sản xuất mới, khoa học công nghệ và dễ dàng hấp thu những dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, qua đó hưởng lợi nhiều hơn từ tính phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế.

Đồng quan điểm này, Nhà nghiên cứu hàng đầu của The Atlas of Economic Complexity cho biết “Trung Quốc và Việt Nam đã nhận được nhiều lợi ích thu nhập từ sự “phức tạp” ngày càng gia tăng của họ, tuy nhiên họ vẫn đang tiến nhanh để một nền kinh tế “phức tạp” hơn dự kiến so với mức thu nhập mà họ hiện đang có, vì vậy họ sẽ vẫn là cực tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu trong thập kỷ tới.”

Chỉ số Phức hợp Kinh tế (ECI) phản ánh sự đa dạng và phức tạp của năng lực sản xuất gắn liền với xuất khẩu của mỗi quốc gia. Bản xếp hàng ECI mới cho thấy các quốc gia đạo có mức độ phức tạp nhất trên thế giới về kinh tế hiện nay. Thứ tư là Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, Singapore. Các quốc gia đáng chú ý khác bao gồm Vương Quốc Anh ở vị trí thứ 8, Hoa Kỳ ở vị trí 14, Pháp ở vị trí 17 và Trung Quốc ở vị trí 18.

Trọng số các quốc gia phức tạp nhất, Romani đứng thứ 19, Philippines thứ 33, Việt Nam thứ 30 và Hàn Quốc thứ 3 đã có những cải thiện lớn nhất trong bản xếp hàng trong thập kỷ trước kết thúc vào năm 2021. Nhưng ngoài Việt Nam và Philippines sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, thì các quốc gia còn lại sẽ chỉ duy trì ở mức độ tăng trưởng vừa phải.

Tuệ Ngô

Đọc nhiều