3
category
407513

Việt Nam cầm đằng chuôi chuyện nhập cảnh EU

Đặng Trường 07/07/2020 16:53

Vừa qua, Liên minh Châu Âu (EU) đã mở cửa biên giới trở lại kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thay vì 54 nước như danh sách công bố trước đó thì chỉ có công dân của 15 quốc gia được phép nhập cảnh và Việt Nam không nằm trong danh sách này.

Việt Nam vẫn chưa “mở cửa” nhập cảnh du khách quốc tế.

Việt Nam là điểm đến quen thuộc của các công dân EU và là một trong những quốc gia được quốc tế khen ngợi thành tích phòng chống Covid-19 tốt với số ca nhiễm thấp, không có trường hợp tử vong. Thế nên việc EU không “mở cửa” nhập cảnh công dân Việt Nam đã gây sự chú ý, tranh luận trong dư luận. Theo thông tin được biết, một trong những tiêu chí mới để EU cho phép công dân nhập cảnh là nước còn lại cũng phải mở cửa cho công dân trong khối. Đây cũng là điều kiện để giới chức lựa chọn hay gạt bỏ nước nào đó ra khỏi danh sách dự thảo.

Như đã biết, vào khoảng giữa tháng 3 vừa qua, trước diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch bệnh Covid-19 cũng như để đề phòng nguy cơ bùng phát trong nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Anh trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam, tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Sau đó vài ngày, Chính phủ cũng đã tiếp tục hạn chế đầu vào bằng việc tạm dừng cấp visa vào Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới. Đây là một biện pháp hết sức quan trọng để kiềm chế dịch như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh: Cần phải thực hiện biện pháp quyết liệt bởi đây là giai đoạn khốc liệt, thời điểm vàng để góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch và hạn chế tối đa số ca tử vong trên địa bàn cả nước.

Nếu như người dân thực hiện chỉ thị cách ly xã hội của Thủ tướng thì người dân Hà Lan lại biểu tình phản đối lệnh cách ly khiến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một lần nữa, tinh thần cứng rắn, nghiêm túc thực hiện này đã được khẳng định lại tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đại diện của Bộ Ngoại giao nói rõ: Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét nối lại đường bay đối với một số nước, nhưng trước tiên phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp về phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không để lây lan dịch bệnh. Trước mắt, Việt Nam tạo điều kiện ưu tiên cho một số nhóm đối tượng nhập cảnh là công dân Việt Nam, các đối tượng người nước ngoài là các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động có tay nghề cao, người vào với mục đích ngoại giao và công vụ cùng một số các trường hợp đặc biệt khác. Và tất nhiên, những người nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về kiểm dịch y tế và thực hiện cách ly phù hợp với những quy định về phòng chống dịch.

Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa có thông báo thời điểm chính thức gỡ bỏ lệnh này, du khách quốc tế vẫn chưa được nhập cảnh vào Việt Nam chứ không riêng gì trong khối EU. Huống hồ, tình hình dịch bệnh ở châu Âu vẫn còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Không ít các quốc gia thuộc khối EU phải áp dụng các biện pháp phong tỏa sau khi tình trạng lây nhiễm Covid-19 có dấu hiệu tái phát như Đức, Hy Lạp, Slovenia, Bulgari,… Thậm chí, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với gần 300.000 ca nhiễm và hơn 28.000 người chết. Vì vậy, nhiều nước vẫn còn e ngại và chưa mở cửa với EU chứ không riêng gì Việt Nam như Ấn Độ, Sri Lanka, Nga, Myanmar,… Với quy tắc có đi có lại của EU thì việc Việt Nam và nhiều quốc gia khác không nằm trong danh sách các quốc gia được phép nhập cảnh cũng là điều dễ hiểu thôi. Thế nên càng không có chuyện “EU nghi ngờ kết quả phòng chống dịch của Việt Nam” nên không “mở cửa” với Việt Nam như thông tin từ một số trang mạng như VOA Tiếng Việt hay như bài viết mang hàm ý mỉa mai công tác chống dịch trên trang BBC Tiếng Việt gần đây.

Người dân Đức cũng từng biểu tình phản đối cách ly xã hội. Đó là lý do đất nước này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Mới đây, Cục Hàng không chỉ mới kiến nghị mở cửa từ cuối tháng 7 với các nước không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong vòng 30 ngày liên tục. Vì vậy, có khả năng sẽ còn lâu mới “mở cửa” với công dân các EU nếu như họ vẫn tiếp tục xuất hiện ca nhiễm mới. Và ngược lại, EU cũng sẽ làm điều tương tự như vậy với ta. Vòng tròn xuyên tạc vẫn sẽ tiếp diễn.

Với mưu đồ chính trị thường trực, việc trang VOA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt đăng tải nội dung mang hàm ý chế giễu kết quả chống dịch của Việt Nam không nằm ngoài mục đích tạo sự hoài nghi trong công chúng về giải pháp, hành động của chính quyền, về công tác chống dịch vốn dĩ đã đem về những thành công đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, những hành động mang dụng ý xấu xa của chúng không thể nào che lấp đi sự thật. Và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, tiến về phía trước mà không một thế lực nào có thể cản phá được dù dùng bất kỳ chiêu trò, thủ đoạn nào.

Đặng Trường 

Đọc nhiều