Vị thế của Việt Nam giữa “sóng gió” của những lời gièm pha
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm hữu nghị và “xông đất” nhiệm kỳ lãnh đạo mới của Trung Quốc là một sự kiện lớn. Vị thế Việt Nam trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới đang cao hơn bao giờ hết, bất chấp những lời “gièm pha” từ những tổ chức và cá nhân thiếu thiện cảm.
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm thì được biết Thủ tướng Pakistan đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc và sau đó một ngày tới Thủ tướng Đức. Tổng thống Pháp dự kiến cũng sẽ thăm Trung Quốc ngay trong tháng 11 này. Nếu nhìn vào “danh sách chờ” danh giá phía sau Tổng bí thư của chúng ta, thì sẽ thấy Việt Nam đang ở đâu, và Việt Nam đã thực sự nhận được những gì. Trung Quốc là đất nước của phong thủy, của lý số, và việc họ chọn ai là khách “xông đất” nhiệm kỳ đủ để nói lên tâm ý của họ như thế nào.
Người ta sẽ phải hỏi lại những “nhân sỹ, trí thức”, những tổ chức hải ngoại luôn mồm gièm pha xem họ đang nghĩ ra sao. Những người này luôn tung ra các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật khi Tổng bí thư ở Trung Quốc, họ chê bai từng tác phong, tư thế của ông khi nhận Huân chương. Họ bới móc từng tình tiết nhỏ nhặt để chê bai, nhưng quên ngẩng đầu nhìn lên thế sự. Cường quốc số 1 thế giới thiết tha muốn làm đối tác chiến lược, cường quốc số 2 mời ghé thăm và tặng huân chương ngay đầu nhiệm kỳ. Đất nước đã bao giờ được như thế này chăng?
Thực tế thì Việt Nam, cũng như hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không bao giờ cần khoa trương. Ngày nay chúng ta là một quốc gia đang phát triển nhanh, thu nhập đã mức bình quân thấp của thế giới, cường quốc nông nghiệp và xuất gạo top 2 thế giới, nhưng đâu có ở phương Tây vẫn có nhiều kẻ gièm pha rằng Việt Nam là một nước nghèo, đói ăn. Họ cũng gièm pha khi Việt Nam tiến hành công cuộc chống tham nhũng, cho rằng sẽ chẳng đi tới đâu, nhưng rốt cục thì “lò nóng lên rồi củi tươi cũng cháy”. Thời Covid-19, có chuyên gia dự doán rằng Việt Nam phải mất 10 năm mới tiêm phủ được vaccine cho toàn dân, nhưng rồi chúng ta chỉ mất khoảng 6 tháng.
Trong khi nhiều quốc gia trên giới đang phải “vật lộn” vì việc “chọn phe”, dẫn đến những hậu quả như lạm phát tăng cao, thiếu thốn năng lượng và thực phẩm thì Việt Nam chọn con đường hữu nghị, bắt tay với tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra (Úc) bình luận rằng chuyến đi của Tổng bí thư diễn ra trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với tình hình quốc tế đang thay đổi nhanh chóng cùng nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng. Từ vị trí thuận lợi của mình, Việt Nam thấy được những bất ổn về tương lai xoay quanh việc đối đầu Nga – phương Tây hiện nay và hiểu được tầm quan trọng của sự ổn định và liên tục trong các mối quan hệ quốc tế.
An Diễm