Vì sao đảng Dân chủ luôn dẫn trước trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Hạnh Văn 04/11/2020 17:05

Cuộc đua Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang bước vào những giờ phút cuối cùng. Sau 4 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống thứ 45 Donald Trump, người dân Mỹ một lần nữa lại cùng nhau đi đến các điểm bỏ phiếu. Năm nay, không khí của cuộc bầu cử, vốn được hâm nóng từ nhiều tháng trước qua các cuộc vận động cử tri của các ứng viên, càng thêm phần sôi động khi hai ứng viên hiện đang đuổi bám nhau quyết liệt, và đương kim Tổng thống Trump lại đang càng lúc càng rút ngắn khoảng cách…

Cuộc đua giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden đang đến hồi quyết liệt.

Có một điều đặc biệt về các cuộc bầu cử Tổng thống mà nhiều người tinh ý cũng như giới quan sát nhận ra, là một điểm chung thú vị như đã thành quy luật suốt hàng chục cuộc bầu cử. Điểm chung đó, là sự vượt trội của đảng Dân chủ trong giai đoạn đầu của các cuộc bầu cử, nhưng thường bị đảng Cộng hòa đuổi bám quyết liệt, thậm chí “qua mặt”, như chiến thắng ngoạn mục của Tổng thống Donald Trump trước cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton vào năm 2016. Câu chuyện được một cử tri Texas chia sẻ vào sáng sớm ngày bầu cử hôm nay là một trong những thí dụ điển hình và thú vị về cuộc đua Tổng thống Mỹ. Tiểu bang Texas xưa nay luôn là “cứ địa” của đảng Cộng hòa, nhưng cử tri nọ chia sẻ, sáng sớm ngày 3/11, thời sự tại bang lại “nhuộm” màu xanh đặc trưng của đảng Dân chủ. Thế nhưng, chỉ vài giờ sau khi cô đi bỏ phiếu, màu sắc phiếu cử tri đã quay về đúng với “truyền thống” từ sau Nội chiến của bang Texas.

Cử tri Texas đi bầu sáng 3/11.

Lý giải về diễn biến “lạ lùng” này, cô chia sẻ một trong những lý do khiến Texas “ngả xanh” trong những giờ đầu, chính là do đặc điểm của cư tri ủng hộ các đảng. Tại Texas, đa số cử tri theo khuynh hướng Dân chủ là những người lao động, có thói quen dậy sớm, thế nên cũng đi bầu cử từ sáng sớm. Ngược lại, cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa lại thường có thói quyen thức khuya, dậy trễ, thế nên việc đảng Dân chủ thường “chạy trước” tại Texas cũng là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, việc đi bầu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng đến xu hướng chung của cử tri toàn bang, với điều kiện là họ đừng ngủ đến đêm…

Ngoài câu chuyện thói quen sinh hoạt của các cử tri, tất nhiên “truyền thống chính trị” của các bang cũng là một yếu tố tác động đến xu hướng như câu chuyện “rùa và thỏ” trong bầu cử Mỹ. Trong chính trường Mỹ, có một thuật ngữ mang tên “Bức tường xanh” được dùng để ám chỉ các bang luôn bầu cho ứng viên đảng Dân chủ, như ông Joe Biden trong năm nay. Được gọi là “Bức tường xanh”, bởi 18 bang này nằm dọc bờ tây và bờ đông nước Mỹ, hoặc sát biên giới Canda. Điều đặc biệt, đây là các bang chiếm khá nhiều số phiếu đại cử tri, như bang Californa, “thành trì” kiên cố của Dân chủ, chiếm đến 55 phiếu. Một điểm khá độc đáo khác là dù đảng Cộng hòa cũng có những “cứ địa” cũng đông đảo không kém, nhưng khái niệm “Bức tường đỏ” thì lại rất ít khi được nhắc đến trong bầu cử. Vì thế, hai yếu tố con người và truyền thống, khi kết hợp lại đã khiến bức tranh toàn cảnh luôn có màu sắc xanh lam trong những giờ đầu của ngày bầu cử.

18 bang “Bức tường xanh” của đảng Dân chủ.

Cuộc bầu cử Mỹ vốn luôn thu hút được sự chú ý không chỉ của người dân trong nước, mà của cả cộng đồng quốc tế và các chuyên gia, các nhà quan sát. Những đặc điểm độc đáo của cuộc bầu cử, có thể nói là độc nhất vô nhị, chính là một trong những lý do khiến cuộc đua vào Nhà Trắng luôn gay cấn và hấp dẫn như vậy.

HẠNH VĂN

Đọc nhiều