130115
topics
372547

Vì sao ái nữ nhà Johnathan Hạnh Nguyễn không được chữa trị Covid-19 ở Anh?

Đặng Trường 13/03/2020 12:13

Đại dịch Covid-19 đang trở thành cuộc chiến của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có nhiều quốc gia đã và đang bước vào cuộc chiến với một tâm thế quyết đấu, quyết thắng thực sự, trong đó có Việt Nam. Ngay từ đầu Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố “chống dịch như chống giặc” và “sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau” bất kể người đó là công dân nước nào, giàu hay nghèo. Thế nhưng thật đáng buồn khi một người con của nước Việt lại suýt mất mạng bởi sự thờ ơ, chủ quan của các y bác sỹ, hệ thống y tế Anh.

Bệnh nhân 32 cho mọi người biết cô được ba thuê chuyên cơ riêng đưa về nước cách ly điều trị Covid-19.

T.N là ca dương tính thứ 32 với Covid-19 sống tại Anh, sang Milan (Italy) dự tuần lễ thời trang ngày 21-23/2, đã dự tiệc và gặp “bệnh nhân 17” cùng nhiều người Anh khác đêm 27/2 tại London. Ngày 2/3/2020 bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng ho khan, không sốt, đi khám tại bệnh viện ở London và được cho điều trị ngoại trú. Ngày 7/3/2020 bệnh nhân vẫn còn ho nhiều, không sốt, đồng thời nghe thông tin người bạn chụp hình chung với mình ở Anh đã bị nhiễm Covid-19 (“bông hồng Nhung” thứ 17) nên Tiên Nguyễn đã đến khám bệnh trở lại và khai rõ tiền sử tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh viện London yêu cầu cách ly tại nhà, không thực hiện xét nghiệm. Vì sao cô ấy không được cách ly chữa trị ở Anh? Có lẽ là điều mà có không ít người tò mò.

Trước đó, T.N đã gặp và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân N.H.N ở Anh.

Theo như thông tin được biết thì Chính phủ Anh đã đưa ra kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 bao gồm bốn giai đoạn là kiểm soát, trì hoãn, nghiên cứu và giảm thiểu. Trong 4 giai đoạn chống dịch nghe chừng rất khoa học của “xứ sở sương mù” thì lại có những biện pháp cụ thể hoàn toàn trái ngược với những gì mà Việt Nam đã và đang làm. Nếu như Việt Nam tiến hành cách ly xét nghiệm với tất cả những người dân có tiểu sử tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 hoặc đi từ vùng dịch về có triệu chứng ho, sốt thì Anh lại xét nghiệm “rất tiết kiệm” cho người dân có triệu chứng. Nếu như Việt Nam cho toàn bộ học sinh nghỉ học để tránh nguy cơ học sinh lây nhiễm nCoV trong trường học và nhận sự đồng thuận của hầu hết tất cả phụ huynh hay Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tụ tập đông người thì ở Anh, Chính phủ nước này lại cho rằng chưa cần hủy các sự kiện thể thao lớn hay đóng cửa trường học. Thậm chí, Phủ Thủ tướng – Số 10 Phố Downing còn chấp nhận “virus Corona sẽ lan ra một cách đáng kể”

Chính vì thái độ và hành động “bình tĩnh” đến mức bình thường của Chính phủ mà đến thời điểm hiện tại, gần như người dân Anh vẫn đi lại, sinh hoạt khá bình thường. Gần như không ai đeo khẩu trang, đa số người dân vẫn “keep calm and carry on” nghĩa là “bình tĩnh mà sống”. Và thật bất ngờ, người dân được khuyến cáo nếu cảm thấy không khỏe và nghi mình có triệu chứng Covid-19 thì gọi điện cho đường dây nóng 111, không nên tự ý các phòng khám, hiệu thuốc hay bệnh viện mà chỉ nên đến các quầy đóng kín (NHS virus pod) gần đó, tự liên lạc rồi sẽ có người ra tiếp xúc qua quần áo bảo hộ và hướng dẫn làm xét nghiệm virus. Tuy nhiên, tổng đài 111 không đủ người trực trong tuần đầu mới có dịch ở Anh và có không ít trường hợp phàn nàn khi họ gọi đến xin xét nghiệm Covid-19 mà không được hoặc phải mất rất lâu mới được chỉ dẫn. Sau khi xét nghiệm, cũng có trường hợp phải chờ tới cả tuần mới được biết kết quả trong khi vẫn tự cách ly ở nhà.

Dù đã có 456 trường hợp dương tính với Covid-19 nhưng Chính phủ ANh vẫn cho rằng chưa cần hủy các sự kiện tập trung và người dân b=vãn bình thản, không mang khẩu trang.

Trường hợp của T.N còn tội tệ hơn khi cô đã không được bệnh viện London làm xét nghiệm dù đã có tiểu sử dịch tễ tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus Corona lại còn cho tự cách ly tại nhà không có bất kỳ sự chăm sóc hay giám sát y tế nào. Để đến khi về Việt Nam, T.N có nhiều dấu hiệu trở nặng, sốt có lúc lên tới 38.5 độ, ho nhiều, ho khan, đau tức ngực. Hình ảnh chụp X-quang phổi có tổn thương dạng thâm nhiễm mô kẽ lan tỏa khắp 2 phế trường. Bệnh viện phải tổ chức hội chẩn liên viện với các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, hồi sức, hô hấp, chẩn đoán hình ảnnh về ca bệnh của Tiên Nguyễn đủ để thấy tình trạng nhiễm virus Corona của cô ấy lúc bấy giờ nghiêm trọng ra sao. Nếu như bố của bệnh nhân 32 là ông Johnathan Hạnh Nguyễn không kịp thời thuê chuyên cơ riêng đưa con gái mình về nước chữa trị thì có lẽ cô ấy đã rơi vào tình trạng rất nguy kịch ở Anh rồi.

Từ đây, có lẽ hầu như ai cũng cảm thấy có gì đó không ổn trong cách phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 của Anh? Phải chăng chính quyền nước Anh, các y bác sỹ, bệnh viện ở Anh đã quá chủ quan và thờ ơ trong việc ngăn ngừa, theo dõi, kiểm soát, điều trị cho các trường hợp nghi nhiễm và nhiễm Covid-19? Mà lạ ở chỗ hệ thống y tế của đất nước này cũng từng được rất người giàu trên thế giới tin tưởng, lựa chọn làm nơi đến để chữa trị bệnh. Vậy mà lần này cái gọi là “bình tĩnh mà sống” của họ suýt chút nữa thôi thì không biết chuyện gì đã xảy ra với bệnh nhân 32 nêú như không có sự can thiệp kịp thời của các bác sỹ Việt Nam.

Khác hoàn toàn thái độ và hành động “bình tĩnh mà sống” trước đại dịch Covid-19 của nước Anh, ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”. Các bộ ban ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, toàn quân, toàn dân đoàn kết, chủ động, quyết liệt phòng chống dịch bệnh kịp thời. Đặc biệt là không hoang mang, lo lắng, không lơ là, không chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Từ đó hàng loạt giải pháp được triển khai nhanh chóng, liên tục, xuyên ngày xuyên đêm. Đó là tổ chức các chuyến bay đón đồng bào về nước và thành lập khu cách ly theo dõi tình hình chuyển biến sức khỏe của người dân, chăm sóc phục vụ tận tình. Đó là các chiến sỹ công an lần theo dấu vết những trường hợp nghi nhiễm, tiến hành rà soát, khoanh vùng cách ly ở tất cả địa phương trên cả nước. Đó là các chiến sỹ bộ đội biên phòng lập chốt chặn tại các cửa khẩu, khu vực biên giới để ngăn không cho người dân từ vùng dịch trốn vào Việt Nam, tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống dịch. Đó là các y bác sỹ tập trung cao độ, tích cực cách ly điều trị kịp thời cho các ca dương tính với Covid-19,… Chính những nỗ lực không quản mệt mỏi trong gần 2 tháng qua mà tính tới thời điểm này, Việt Nam chưa hề có ca tử vong nào do virus Corona, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn trong tất cả những kịch bản mà nước ta đã chuẩn bị sẵn và tập dượt trước đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ ban ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương “chống dịch như chống giặc” Đích thân người đứng đầu Chính phủ đi kiểm tra công tác phòng chống dịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó, tính đến ngày 12/3, số ca tử vong do Covid-19 tại Anh đã tăng lên 6 người, số ca xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã tăng lên thành 456  bệnh nhân. Nguy hiểm ở chỗ, dù Chính phủ Việt Nam đang cuống cuồng, quyết liệt chống dịch thì người dân ở Anh và một số quốc gia khác lại khá thờ ơ với việc phòng chữa bệnh, vì tư tưởng cho rằng dịch Covid-19 chỉ là bệnh cúm thông thường. Có lẽ vì sự khác biệt này mà ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đã đưa con gái trở về Việt Nam chữa trị mà không để lại Anh hay đến một quốc gia nào đó có hệ thống y tế vượt trội hơn (chẳng hạn như Singapore). Điều này cũng chứng tỏ một rằng Việt Nam nói chung và ngành Y tế nói riêng đã thực sự làm rất tốt trong mùa dịch Covid-19 này; chính vì làm tốt, làm có hiệu quả nên một người giàu có như ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng tin tưởng đưa con gái trở về nước cứu chữa.

Nhiều nhận xét từ cộng động mạng cho rằng y tế của ANh đang thực sự rất chủ quan.

Với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thì không chỉ người dân Việt Nam mà công dân nước ngoài nhiễm Covid-19 đang ở trên đất nước ta cũng được chữa trị miễn phí, chăm sóc tận tình, trong đó có ca bệnh mang quốc tịch Anh. Điều này không phải quốc gia nào cũng làm được, thậm chí ở một số quốc gia Châu Âu, các bác sỹ đang chật vật xoay sở và buộc thừa thừa nhận, thay vì cứu chữa cho tất cả mọi người, họ đã phải gác lại khía cạnh đạo đức để cứu chữa những người trẻ hơn, có cơ hội sống cao hơn. Nhiều người dân không được xét nghiệm dù đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 trước đó và hiện tại có triệu chứng nghi nhiễm.

Bảng khuyến cáo rửa tay 20 giây được đặt nhiều nơi tại Anh. Còn người dân Anh ra đường thì không mang khẩu trang.

Đến giờ phút này, không một ai biết và nói trước được dịch bệnh này sẽ tiếp tục diễn biến ra sao, kết quả như thế nào. Nhưng nếu Anh nói riêng và các nước Châu Âu vẫn giữa quan điểm “bình tĩnh mà sống”, “bệnh cúm thông thường” và hành động chủ quan, thờ ơ như Chính phủ Anh thời gian vừa qua thì có thể châu lục này sẽ phải đối mặt với một thách thức tồn vong thật sự như lời của nhà tiên tri mù Vanga. Còn nhớ, cách đây 700 năm, dịch hạch, một căn bệnh kinh hoàng đã giết chết 1/3 dân số Châu Âu. Và một điểm chung đang lưu ý, nó bắt nguồn từ Châu Á và nơi bùng phát mạnh nhất chỉ là ở Italy. Trong cuộc công thành Kaffa (thuộc bán đảo Crưm), Kim Trướng hãn quốc (Golden Horde) – một hãn quốc Hồi giáo Mông Cổ đã sử dụng thi thể của các chiến binh Mông Cổ chết vì bệnh dịch hạch làm vũ khí tấn công thành. Dịch bệnh phát tán khi những cư dân của thành trốn chạy khắp Châu Âu, gây nên thảm hoạ “cái chết đen” giết chết 75-100 triệu người Châu Âu. Liệu lịch sử sẽ lặp lại, Anh hay Châu Âu sẽ lại run rẩy trước hoạ diệt vong? Điều này phụ thuộc vào thái độ hành động ứng phó dịch Covid-19 của Anh và các nước Châu Âu ngay tại thời điểm bây giờ.

Chính phủ Anh đưa ra kế hoạch phòng chống dịch virus corona gồm bốn giai đoạn kiểm soát, làm chậm, nghiên cứu and giảm nhẹ, chữa trị:

Kiểm soát: phát hiện sớm các ca nhiễm, tìm những người có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh và ngăn chặn dịch lan tràn rộng trong cả đất nước trong thời gian dài nhất có thể.

Làm chậm: làm chậm sự lây lan của dịch ở Anh, nếu dịch lan rộng, làm dịu ảnh hưởng của đỉnh điểm dịch và đẩy đỉnh xa khỏi mùa đông

Nghiên cứu: hiểu rõ hơn về virus và các biện pháp làm giảm tác động lên người dân Anh; cải tiến phản ứng với dịch bao gồm chẩn đoán, thuốc điều trị và vaccine; dùng bằng chứng để cung cấp thông tin cho việc phát triển các hình thức chăm sóc người bệnh hiệu quả nhất.

Giảm nhẹ, chữa trị: chăm sóc những người bị bệnh tốt nhất có thể, hỗ trợ các bệnh viện nhằm duy trì các dịch vụ then chốt và đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho những người ốm trong cộng đồng để giảm tác động chung của dịch bệnh lên toàn xã hội, các dịch vụ công và nền kinh tế.

Sáng ngày 9/3, Ủy ban Cobra, cơ chế họp liên ngành cao cấp nhất do thủ tướng chủ trì chuyên đối phó với các tình huống khẩn cấp của chính phủ Anh, vừa họp. Đây là cuộc họp lần hai, chính phủ Anh vẫn tiếp tục các biện pháp trong giai đoạn I – ngăn chặn lây lan.

Các biện pháp “giữ khoảng cách trong giao tiếp” của công chúng làm chậm lây lan của dịch đã được bàn tới, nhưng chưa được thực hiện ngay. Phủ Thủ tướng – Số 10 Phố Downing chấp nhận rằng virus “sẽ lan ra một cách đáng kể”.

Thời điểm cuối mùa đông, đầu xuân ở Anh là khi có nhiều người ốm vì cúm mùa và các bệnh theo mùa khác. Trì hoãn thời điểm dịch lên đỉnh điểm là mục tiêu của giai đoạn I. Anh hy vọng nếu làm tốt công tác này thì sẽ giảm được áp lực lên hệ thống y tế vốn đã gần như quá tải. Nếu trì hoãn đỉnh của dịch tới mùa hè, tỷ lệ lây nhiễm có thể sẽ giảm nhiều.

Đặng Trường 

Đọc nhiều