28
category
420485

Về chuyện cựu quan chức “quên” không trả nhà công vụ

17/08/2020 12:08

Tháng 4/2020 vừa qua, nhiều người dân bức xúc sau khi báo chí đăng tin 12 cựu quan chức chây ỳ không chịu trả nhà công vụ. Trước áp lực của dư luận, 12 vị sau đó đã phải ký biên bản trả nhà. Mới đây, dư luận lại một phen dậy sóng về nội dung đơn của một cựu Thứ trưởng xin giữ lại nhà công vụ – căn hộ bà vẫn ở mặc dù đã nhận sổ hưu suốt 13 năm qua.

Có 70 căn hộ nhà công vụ tại tòa nhà Green Park Tower đang được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng quản lý.

12 cựu quan chức thuộc các cơ quan trung ương gồm 3 cựu phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 2 cựu phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 1 cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 1 cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, 1 cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, 1 cựu thứ trưởng Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, 1 cựu tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), 1 cựu tổng biên tập báo điện tử. Hầu hết các cựu quan chức này đều có hệ số phụ cấp chức vụ khi đang công tác từ 1,3 trở lên, đảm nhận chức danh Thứ trưởng hoặc chức danh tương đương hàm Thứ trưởng, có tiêu chuẩn thuê căn hộ nhà ở công vụ tại đô thị với căn hộ loại 2, diện tích sử dụng 100 – 115m2.

Nhiều người trong số này đã về hưu 2 – 3 năm, không có nhu cầu ở nhà công vụ nhưng vẫn “chây ì” không bàn giao lại nhà công vụ của Nhà nước, bởi hầu hết trong số họ đều mong muốn được mua lại các căn nhà công vụ mình đã ở như một đặc quyền khi nghỉ hưu. Từ đó cán bộ nghỉ hưu thường mắc một bệnh chung, đó là bệnh “quên trả lại nhà công vụ” mà “thực chất là biến nhà công vụ thành nhà tư. Có người cho con cháu sử dụng nhà công vụ theo cơ chế ở nhờ, giữ hộ. Có người còn tính toán hơn, cho thuê nhà công vụ để hằng tháng đều đặn lĩnh một khoản tiền trời cho, lớn hơn tiền lương nhiều”.

Hình ảnh minh họa.

Thiết nghĩ, giữa thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề của với nền kinh tế nước ta trong năm 2020, đời sống kinh tế nhiều tầng lớp nhân dân rất khó khăn. Hội đồng tiền lương Quốc gia đã có phiên họp “chốt” phương án không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Có lẽ cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ là Bộ Xây dựng cần kiên quyết, dứt khoát hơn với các trường hợp sở hữu nhà công vụ không đúng đối tượng. Đừng để báo chí, dư luận phải “đòi hộ” nhà giúp cơ quan chức năng.

Xin trích lại phát biểu của ông Lê Như Tiến (Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII) từ năm 2014: “Tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên, bác sĩ, lực lượng vũ trang, những người được điều động, luân chuyển và tự nguyện đến công tác tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn”.

Đó là những đối tượng cần quan tâm liên quan đến nhà công. cơ quan chức năng cần phân định rõ ràng giữa tài sản công và tư; đừng để “luật cho dân, lệ cho quan” sẽ làm ảnh hưởng đến cán bộ và chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước.

Tổng hợp 

Đọc nhiều