Về chỉ đạo đặc biệt của Chính phủ

Hạ Băng 13/11/2022 07:42

Hành động khẩn, Chính phủ vừa có chỉ đạo đặc biệt với Ngân hàng Nhà nước và hàng loạt Bộ: Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an.

Khách hàng mua trái phiếu thông qua SCB căng băng rôn đòi tiền

NHNN chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022. Trong đó, Chính phủ Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình.

Chính phủ cũng cho phép NHNN có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đây chính là hành động cần thiết trong bối cảnh sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh.

Cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế

Trong bối cảnh doanh nghiệp khát vốn như hiện nay thì Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh như cơn mưa giữa trời hạn. Đặc biệt hơn  khi Chính phủ nhấn mạnh, trường hợp cần thiết, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh nguồn vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ.

Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn về trái phiếu doanh nghiệp

Trước bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang biến động hết sức phức tạp. Gây ra nhiều hê lụy cho nền kinh tế cũng như quyền lời của người dân, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 65/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Chỉ đạo khẩn về tình hình xăng dầu đang gây bức xúc trong nhân dân

Điệp khúc xăng dầu khan hiếm khiến dư luận rất bức xúc

Thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính cần chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối định kỳ trước ngày 20 hàng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu.

Bộ Tài chính chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21/11 tới. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Tài chính, Bộ KH&ĐT xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia; hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và quy định của Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Riêng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát cụ thể vướng mắc của từng doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để xử lý, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời và tạo điều kiện tối đa bảo đảm nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông hợp chặt chẽ với Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan báo chí để thông tin tuyên truyền có định hướng, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện về tổng thể thị trường xăng dầu trong nước và thế giới trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay, ổn định tâm lý xã hội và người dân, tránh gây hoang mang trong dư luận.

Bộ trưởng Công Thương, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.

Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.

Có thể thấy rằng đây là những chỉ đạo hết sức kịp thời và cần kíp, thể hiện tinh thần lắng nghe tiếng nói nhân dân của Chính phủ. Rất cụ thể chi tiết và quy trách nhiệm rõ ràng, để các Bộ ngành có thể căn chỉnh thực hiện đúng nhiệm vụ và trách nhiệm.

Hạ Băng

Đọc nhiều