425
category
557413

Vấn nạn mới trong các trường đại học: Người lạ liên tục phá rối nhiều lớp học trực tuyến

Trân Phan 11/10/2021 15:33

Hàng loạt lớp học trực tuyến của sinh viên liên tục bị những người lạ mặt phá rối là một hiện tượng gây ra nhiều quan ngại với các trường đại học hiện nay gây bất bình cho các giảng viên và sinh viên.

Hàng loạt lớp học trực tuyến của sinh viên liên tục bị những người lạ mặt phá rối là một hiện tượng gây ra nhiều quan ngại với các trường đại học hiện nay.

Lý do các lớp học bị phá rối như thế nào?

Hiện nay, các trường học ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đều cho học sinh nghỉ tránh dịch Covid-19. Phương án dạy học online qua các ứng dụng trực tuyến đã được nhiều trường áp dụng nhằm ôn tập và giảng dạy kiến thức mới cho học sinh. Trong đó, Zoom là một trong những ứng dụng phổ biến nhất.

Theo đó, các lớp học trực tuyến bị người lạ tham gia phá rối phần nhiều xuất phát từ việc chính các sinh viên trong lớp học chia sẻ ID, mật khẩu cho những người này tham gia vào lớp học hoặc thông tin lớp học bị rò rỉ ra bên ngoài. Bởi vì với thiết kế của các phần mềm học để tham gia một lớp học trực tuyến trên Zoom, người dùng cần ID (mã số phòng) và mật khẩu. Mục đích của mật khẩu là để tránh trường hợp người lạ vào phòng học quấy phá  quấy rối, chửi bới, gây gián đoạn, ảnh hưởng đến bài giảng của cô giáo và học sinh.

Hiện nay, trên các trang Facebook có rất nhiều fanpage, nhóm được lập ra với mục đích phá rối các lớp học trực tuyến. Các nhóm này kêu gọi những sinh viên không muốn học trực tuyến chia sẻ ID, mật khẩu tham gia lớp học thì sẽ đăng nhập và phá rối. Chỉ cần tra từ khóa “phá zoom” là có thể thấy hàng loạt fanpage, nhóm này do những người còn rất trẻ lập ra. Chỉ cần có người nào chia sẻ ID, mật khẩu là những thành viên này đồng ý tham gia vào lớp học trực tuyến để phá rối miễn phí.

Hình thức phá rối các lớp học trực tuyến làm gián đoạn quá trình học

Vào ngày 1-2/10 những người phá rối lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tự tay chia sẻ các video cho thấy tình trạng hỗn loạn diễn ra trong các lớp học. Trong đó, một lớp học khi giảng viên đang dạy, hàng loạt tài khoản của sinh viên hiện lên những đoạn nhạc ầm ĩ khiến lớp không thể tiếp tục dưới sự ngỡ ngàng của giảng viên.

Ngày 9.10, lớp học trực tuyến môn kinh tế chính trị của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM đã bị kẻ lạ vào phá rối. Lớp học chỉ có hơn 80 người nhưng với sự tham gia của những người lạ, số lượng thành viên đã lên tới 93 người. Ngoài việc mở các video phá rối lớp học, những người lạ này còn vẽ bậy, sau đó chia sẻ màn hình trước cả lớp. Ngoài ra, trong lớp học trực tuyến môn triết học, những kẻ lạ cũng tham gia đăng nhập, sau đó chia sẻ màn hình những nội dung không liên quan đến bài giảng.

Vấn đề này đang khiến các sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM bức xúc, đề nghị nhà trường tìm hiểu về vụ việc này. Nếu như đúng sinh viên của trường có liên quan thì cần phải có biện pháp trừng trị nghiêm khắc.

Biện pháp phòng ngừa và trừng trị hành vi phá rối lớp học trực tuyến

Đề cập về việc này, TS. Nguyễn Duy Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Tổ chức sự kiện, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, cho biết trường chỉ mới nắm được sự việc sau phản ánh của sinh viên trong ngày 9.10. Vào đầu tuần, trường sẽ tìm hiểu thêm về sự việc và có cách phòng ngừa để không xảy ra các sự việc tương tự.

Cần sớm có giải pháp cho vấn nạn mới tại các trường đại học.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết qua một thời gian dài dạy học trực tuyến, các lớp học chưa bị phá rối. Trường dạy trực tuyến bằng phần mềm Zoom có bản quyền và MS Team do Microsoft hỗ trợ. Có lẽ cũng nhờ trường đã tổ chức tập huấn giảng viên thật kỹ trước khi giảng dạy trực tuyến cho sinh viên. Vì vậy tại tất cả các lớp học trực tuyến, giảng viên phải là người quản lý chặt và sinh viên chỉ được phép chia sẻ màn hình hoặc phát biểu ý kiến khi giảng viên cấp quyền. Việc này sẽ giúp công tác phòng ngừa được các thành phần vào phá rối lớp học.

Trân Phan

Tags :
Đọc nhiều