419
category
392704

Vạch mặt những luận điệu tung tin “Nguyễn Văn Nghị là kẻ giết người vụ án tử tù Hồ Duy Hải”

Quỳnh Quỳnh 14/05/2020 13:30

Sau khi vụ án của Hồ Duy Hải khép lại sau phán quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vào 8/5, những ngày qua trên mạng xã hội những kẻ chống phá mạo danh đấu tranh dân chủ không ngừng tung tin giả để quy kết, vu cáo về “vụ án oan tử tù Hồ Duy Hải”. Thậm chí, mới đây chúng còn táng tận lương tâm đến nỗi lấy một nhân vật mang tên Nguyễn Văn Nghị để đổ lỗi là kẻ giết người chứ không phải Hồ Duy Hải.

Chúng một mực khẳng định rằng, Nguyễn Văn Nghị là nghi can chính của vụ án và động cơ gây án là do ghen tuông.

Trên trang facebook của Mã Tiểu Linh vu cáo “người trai trẻ mang tên Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, là cháu của cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, là kẻ giết hai nạn nhân vụ án tử tù Hồ Duy Hải chứ không phải Hải”. Theo đó, chúng đổ lỗi cho nền tư pháp Việt Nam, những cán bộ cấp cao của Tòa án nhân dân tối cao tham gia xét xử giám đốc thẩm đặc biệt… Mặt khác, chúng tung tin theo thuyết âm mưu cho rằng “Nguyễn Văn Nghị đã được Hồ Duy Hải chết thay”…

Chúng một mực khẳng định rằng “Nguyễn Văn Nghị là nghi can chính của vụ án và động cơ gây án là do ghen tuông. Sau khi vụ án xảy ra khoảng một năm, Nguyễn Văn Nghị đã rời khỏi nơi tạm trú ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”.

Thế nhưng, theo tìm hiểu, Nguyễn Văn Nghị là người yêu của một trong hai nạn nhân trong vụ án và Nguyễn Văn Nghị là một trong hai nhân vật bị tình nghi. Tuy nhiên, trong phiên toà điều tra viên đã nêu rõ giám định vân tay không trùng khớp với vân tay tại hiện trường. Ngoài ra, thời điểm xảy ra vụ án, cả hai người này có bằng chứng ngoại phạm. Do đó Nguyễn Văn Nghị không thể là hung thủ sát hại 2 nạn nhân.

Minh chứng quan trọng này đã bóc trần bộ mặt thật của những kẻ đấu tranh dân chủ muốn chống phá Việt Nam nên chúng cố tình tung những bằng chứng giả mạo kèm theo thông tin giả để lừa dư luận, hướng lái dư luận đi theo diễn biến tâm lý mà chúng đã đặt sẵn. Mặt khác, vô lối đòi hỏi sự can thiệp của nước ngoài vào Việt Nam.

Mặc dù, không có bất kỳ chứng cứ, tình tiết gì trong tay nhưng những kẻ chống phá vẫn kêu gào, khóc lóc cho dù kết cục vụ án này có kết luận tử tù Hồ Duy Hải bị oan hay kết luận Hồ Duy Hải không bị oan. Điều này cho thấy rằng, những kẻ chống phá sử dụng hình thức la làng hòng ăn vạ chế độ, ăn vạ xã hội, ăn vạ chính quyền, nhất là ăn vạ cơ quan tư pháp. Những tưởng chiêu trò ăn vạ chỉ có trong chuyện của Nam Cao ai ngờ những kẻ dân chủ vẫn sử dụng công cụ này để chống phá…

Phải chăng, la làng, khóc lóc… là để vu cáo, quy chụp, đổ lỗi và làm cho người dân lầm tưởng rằng mình cũng sẽ rơi vào tình cảnh như tình cảnh của Hồ Duy Hải, của gia đình Hồ Duy Hải.

Ngay từ khi bắt gặp tình tiết mà luật sư bảo vệ cho tử tù Hồ Duy Hải nêu lên với báo chí “vật chứng của vụ án là con dao, cái thớt… lại bị cơ quan tố tụng mua ở chợ để thay thế” đã làm cho những kẻ chống phá như “bắt được vàng” và bắt đầu chiến dịch hạ bệ các quy định tố tụng của mình.

Do đó, những bài viết, những hình ảnh chúng đưa lên mạng xã hội có liên quan đến vụ án của tử tù Hồ Duy Hải không bao giờ không đính kèm “cái gọi là luận bàn” và “suy diễn” theo thuyết âm mưu về một mưu đồ nào đó, thậm chí ẩn chứa cả yếu tố chính trị. Đại loại như, “Hồ Duy Hải chết thay cho ai đó làm rất to hoặc con của cán bộ làm rất to”…

Chúng đổ lỗi cho chế độ đã tạo ra quy định tố tụng hình sự có tính chủ quan của những quan chức, quy định đặt ra chỉ bảo vệ quan chức chứ không bảo vệ người dân và hệ thống cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ thực hiện xứ mệnh bảo vệ cho quan chức và thân nhân, gia đình quan chức. Theo đó, chúng kêu gọi dư luận xã hội phản ứng, lên tiếng hòng gây ‘lũng loạn’ ý chí của nhân dân.

Vậy nên, mọi người thật sự tỉnh táo, tránh những thông tin giả làm ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi. Những hành vi đáng tiếc xảy ra do bị kích động về tâm lý sẽ không những không có lợi cho người thực hiện hành vi mà còn tạo ra sự bất ổn về chính trị, trật tự xã hội.

Quỳnh Quỳnh

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Đọc nhiều