128027
category
597975

Uy lực ‘tên lửa quái vật’ của Triều Tiên sẵn sàng đối đầu với Mỹ

25/03/2022 19:27

Tên lửa Hwasong-17 của Triều Tiên được nhận định là mẫu ICBM hiện đại có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân và làm quá tải lá chắn Mỹ.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 1

Ngày 25/3, Triều Tiên cho biết đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) được gọi là Hwasong-17 vào ngày 24/3 theo mệnh lệnh trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Một màn hình tivi ở Seoul đang chiếu chương trình đưa tin về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Hwasong-17 là ICBM lớn của Triều Tiên lần đầu tiên được trình làng vào tháng 10/2020 và được giới phân tích mệnh danh là “tên lửa quái vật”. Loại tên lửa này chưa từng được thử nghiệm thành công trước đây.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 2

Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), ông Kim Jong Un đã trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra buổi thử nghiệm, đồng thời nhấn mạnh đất nước ông “hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ”. Trong bức ảnh không ghi rõ thời gian được công bố hôm 25/3, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi phía trước thứ được truyền thông nhà nước Triều Tiên gọi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa loại mới.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 3

Ông Kim được dẫn lời nói thêm: “Vũ khí chiến lược mới của CHDCND Triều Tiên sẽ khiến cả thế giới một lần nữa nhận thức rõ về sức mạnh của các lực lượng vũ trang chiến lược của chúng ta”. Bức ảnh công bố ngày 25/3 ghi lại khoảnh khắc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa loại mới của Triều Tiên được phóng đi.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 4

Ông Kim cảnh báo rằng bất kỳ thế lực nào xâm phạm đến an ninh của Triều Tiên nên nhận thức rằng họ sẽ phải trả một “cái giá đắt”. KCNA cho biết ông Kim ra chỉ thị gần như mỗi ngày để đảm bảo Hwasong-17 trở thành một “phương tiện răn đe hạt nhân đáng tin cậy”. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang theo dõi vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa loại mới.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 5

Theo KCNA, ICBM đã bay 1.090 km trong thời gian 4.052 giây, và đạt độ cao tối đa 6.248 km trước khi “đánh chính xác khu vực định sẵn” trên Biển Nhật Bản.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 6

Quân đội Hàn Quốc hôm 24/3 cho biết họ phát hiện vụ phóng từ sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng lúc 14h34. Tên lửa đã bay khoảng 1.080 km và đạt độ cao tối đa hơn 6.200 km. Nhà Trắng hôm 24/3 lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa và kêu gọi Bình Nhưỡng “chấm dứt ngay các hành động gây bất ổn”. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vui mừng trước kết quả cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 ở Bình Nhưỡng ngày 24/3.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 7

Đây là vụ phóng ICBM đầu tiên của Triều Tiên kể từ năm 2017, và là lần phóng tên lửa thứ 12 của Bình Nhưỡng trong năm nay. Trước đó, vào tháng 4/2018, Bình Nhưỡng tuyên bố ngừng các vụ thử hạt nhân và ICBM trong bối cảnh chính sách ngoại giao do Seoul làm trung gian dẫn đến hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên tại Singapore vào tháng 6 cùng năm. Một màn hình tivi ở Tokyo, Nhật Bản đang chiếu chương trình thời sự đưa tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 24/3.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 8

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un viết tay bản ghi nhớ về việc phê duyệt vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 9

Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang sử dụng việc phát triển vệ tinh nhân tạo như một lá chắn cho việc phát triển tên lửa ICBM, vì có nhiều điểm tương đồng trong công nghệ. Triều Tiên sẽ đánh dấu kỷ niệm 110 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành vào ngày 15/4. Các nhà phân tích dự đoán Bình Nhưỡng sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa ICBM hoặc vệ tinh như một phần của lễ kỷ niệm.

Trieu Tien tuyen bo phong thanh cong ten lua Hwasong-17. anh 10

Để tránh các quốc gia khác, Triều Tiên phóng tên lửa ở quỹ đạo cao hơn nhiều so với bình thường (gần như bay thẳng đứng) để tên lửa rơi xuống biển Nhật Bản.

Hwasong-17 được cho là mẫu ICBM đặt trên bệ phóng di động và dùng nhiên liệu lỏng lớn nhất thế giới có thiết kế hai tầng đẩy, với chiều dài 26 m, đường kính 2,7 m và nặng 80-100 tấn. Kích thước này khiến một số chuyên gia gọi đây là mẫu “tên lửa quái vật” của Triều Tiên.

Tên lửa Hwasong-17 lần đầu xuất hiện trong lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2020 trên xe tải 11 trục. Triều Tiên công bố tên của mẫu ICBM này trong triển lãm vũ khí tại thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2021.

Ankit Panda, chuyên gia về chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Carnegie Endowment tại Mỹ, nhận định kích thước và cách bố trí động cơ cho thấy tầng đầu tiên của tên lửa Hwasong-17 có thể tạo ra lực đẩy tới 160 tấn.

Với kích thước này, Hwasong-17 có thể mang nhiều hơn một đầu đạn hạt nhân, ứng dụng thiết kế hệ thống mang nhiều phương tiện hồi quyển tấn công độc lập (MIRV). Giới chuyên gia cũng cho rằng Hwasong-17 có thể mang theo mồi bẫy để tăng sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Thiết kế mang nhiều đầu đạn của Hwasong-17 cũng được cho là có thể đe dọa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Tính tới năm 2020, hệ thống đánh chặn giữa hành trình trên mặt đất của Mỹ có 44 đầu đạn đánh chặn, nhưng để đảm bảo diệt mục tiêu, quân đội Mỹ buộc phải phóng ít nhất 4 quả đạn để chặn một tên lửa đối phương.

Do đó, lá chắn tên lửa Mỹ chỉ có thể ngăn được tối đa 11 đầu đạn lao xuống trong một lúc. Hwasong-17 có khả năng mang 3-4 đầu đạn, hoặc kết hợp giữa đầu đạn thật và mồi bẫy, nên khi Triều Tiên khai hỏa vài quả ICBM này, hệ thống phòng thủ của Mỹ có khả năng bị quá tải.

Hình ảnh được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa Hwasong-17 được khai hỏa trực tiếp từ bệ phóng di động, trong khi tên lửa Hwasong-14 và Hwasong-15 trước đây được tháo rời khỏi bệ trước khi phóng. Tính năng này giúp Hwasong-17 có khả năng cơ động cao hơn và thời gian triển khai ngắn hơn so với các mẫu ICBM trước đây.

Chưa rõ Triều Tiên đã thử nghiệm Hwasong-17 hoặc các bộ phận của mẫu tên lửa này bao nhiêu lần. Giới chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên hồi tuần trước từng phóng thử Hwasong-17 song không thành công, khi tên lửa phát nổ trên bầu trời Bình Nhưỡng.

(Theo KCNA)

Đọc nhiều