419
category
328408

“Tướng tài” đang bị mất phương hướng với những phát ngôn hàm hồ

11/10/2019 21:23

Ngày 08/10/2019, trên kênh Youtube có phát tán nội dung được cho là “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế”; trong đó, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã độc diễn trong toàn bộ nội dung của “buổi Tọa đàm” với những lộng ngôn hàm hồ, vô căn cứ về lịch sử của nước ta.

“Tướng tài” đang bị mất phương hướng với những phát ngôn hàm hồ

Trước đó, tại Hội thảo về Bãi Tư Chính hôm 6/10/2019, Thiếu tướng Lê Mã Lương bất ngờ nhận xét về 2 vị Đại tướng cao cấp trong Quân đội Việt Nam là Lương Cường và Ngô Xuân Lịch. Ông Lương nói:

“Về các tướng lĩnh trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, từ lớp Đại tướng trở xuống đều không biết chiến tranh là gì, chứ đừng nói cầm súng, như đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cũng vậy. Còn về Đại tướng Ngô Xuân Lịch thì là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam lại có một Bộ trưởng Quốc phòng không đọc được bản đồ, không cầm nổi bản đồ đi thực địa”.

Lê Mã Lương chê bai, miệt thị từ Đại tướng bộ trưởng, Chủ nhiệm TCCT & và các tướng lĩnh quân đội đều dốt, kém hơn anh ta, thậm chí Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “không biết đọc bản đồ”, “không ra thực địa”.

b4-8a80-ad3fcb2f037c

Người đời thường hay nói “khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng đủ, tự kiêu một lúc cũng là thừa”; người nhỏ nhen, hậm hực như Lê Mã Lương chỉ là loài chim sẻ, sẽ chẳng bao gì hiểu hết cao kiến của chim Loan, chim Phượng; Với lại việc quân cơ cốt ở bí mật, chuyện Bộ trưởng đi thực địa hay xem xét quân tình…thì chắc chắn ông Lương không phải là người có trách nhiệm để được biết.

Cổ nhân dạy “Tướng soái ngồi trong màn trướng mà quyết thắng ngoài trăm dặm”, khi chiến tranh xảy ra thì hào khí Việt Nam mới bọc lộ, mới là lúc cần dụng võ chứ không cần khoe khoang; giống như bông lúa chắc hạt luôn lặng lẽ cúi mình và loại ba vo không nên bát nước xáo, loại lép lửng thì mới khoe màu trước gió. Loại đó, không đáng một xu.

Nhớ lại thời chống Mỹ, thanh niên Việt Nam đã từng ngưỡng mộ một thanh niên có tên Lê Mã Lương, coi anh như thần tượng, bởi câu nói nổi tiếng, để đời: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Noi gương người thanh niên ưu tú Lê Mã Lương thủa ấy, có biết bao thanh niên của nước Việt nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, của đảng, Bác Hồ, đã hăng hái lên đường “Tòng quân giết giặc”. Họ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình cho đất nước, góp cả máu xương để giải phóng dân tộc và thống nhất giang sơn.

Có thể nói, Lê Mã Lương là tấm gương sáng của anh Giải phóng quân, là biểu tượng huyền thoại của niềm tin chiến thắng. Lý tưởng cao đẹp của các Anh là: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù!”.

Nhưng buồn thay, hình ảnh anh hùng Lê Mã Lương đã bị vẩn đục, phai nhạt dần trong lòng người dân Việt Nam, khi thời gian gần đây ông luôn có những phát ngôn thiếu cẩn trọng, nặng chất công thần, gây sốc bởi thiếu căn cứ. Cùng với sự lộng ngôn, thiếu kiểm soát, Lê Mã Lương thường xuất hiện với những tấm hình chụp chung với những kẻ chống phá nhà nước đội lốt dân chủ hay khoác áo dân oan.

Thật đáng tiếc! Một vị Tướng đã một thời vang bóng, được người dân ngưỡng mộ và tôn vinh là Anh hùng lực lượng vũ trang. Ông từng là người lính xông pha trận mạc, lập nhiều chiến công xuất sắc và cũng đã để lại một phần xương máu của mình trên chiến trường, nay lại có những hành động làm người dân thất vọng.

Sau chiến tranh, ông được Đảng và Nhà nước ưu ái, đào tạo thành một người có thứ hạng trong xã hội, được bố trí làm Giám đốc Bảo tàng Quân đội nhân dân. Thế nhưng, gần đây, người dân đang nghi ngờ về, trình độ và nhận thức chính trị của ông và những nghi ngờ ấy là hoàn toàn có cơ sở, bởi: “Thức đêm mới biết đêm dài; Sống lâu mới biết lòng người thủy chung”.

Lê Mã Lương đang phai nhạt lý tưởng, bị kẻ xấu lợi dụng để chống phá

Những phát ngôn hồ đồ, thiếu căn cứ và những quan hệ xã hội của ông đã cho thấy, người lính chiến Lê Mã Lương năm xưa đang thay đổi. Một ông tướng trận mạc đã thành tướng salon. Hay nói một cách khác, ông cũng chỉ là ông Tướng Bảo tàng, công thần và tự cao tự đại.

Thói tự kiêu tự đại, công thần, đang phảng phất trong từng lời nói, việc làm và ngày càng thể hiện rõ nét ở sự thay đổi khác thường về lập trường quan điểm của con người này. Đây không phải là lần đầu ông Lê Mã Lương đưa ra những quan điểm phiến diện, sai lầm.

Cách đây ít lâu, trong một hội thảo, ông còn phát biểu với thông tin không biết ông thu thập ở đâu về sự kiện Trường Sa 1988 rằng “có một lãnh đạo cấp cao lệnh tuyệt đối không được nổ súng”. Ông Lương cũng nói rằng bộ đội ta chỉ có cuốc xẻng, đến khẩu B40 cũng không có.

Trận chiến Gạc ma 14/3/1988 là một sự kiện bi tráng, đau buồn, làm nhức nhối con tim người dân nước Việt, đất nước mất đảo, mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, dân tộc mất đi 64 chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, nỗi đau nay vẫn còn đang day dứt. Sao ông nỡ làm sai lệch, bởi phát ngôn thiếu căn cứ, trong khi những chứng nhân của lịch sử vẫn còn đó?

Các đối tượng tìm cách liệt kê, xâu chuỗi một số sự kiện trong chiến tranh biên giới Việt – Trung cũng như diễn biến tại Hoàng Sa, Trường Sa trong thế kỷ trước, mượn lời của một số đối tượng phản động lấy danh nghĩa “nghiên cứu lịch sử”, từ đó cải sửa, đưa đẩy vấn đề sai lệch bản chất rồi nhằm vào cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đó để đả kích, nguyền rủa.

Chiêu bài này rất nguy hiểm vì nếu người đọc thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức sẽ bị các đối tượng đẩy vấn đề từ sai lệch bản chất vụ việc ở Gạc Ma đến kích động quan điểm, tư tưởng thù hận chế độ dưới danh nghĩa “kêu gọi lòng tự tôn dân tộc, lòng xả thân vì Tổ quốc”.

Ngoài ra ông thường xuyên có mặt và phát biểu hàm hồ về những sự kiện chính trị, quân sự quan trọng của đất nước trong những cuộc “hội thảo” mà thành phần gồm những kẻ thuộc phường lưu manh chính trị, đã nhẵn mặt trong các cuộc gây rối tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và Tượng Đài Cảm tử quân, TP. Hà Nội và trong các buổi tưởng niệm trá hình để chống chế độ – một chế độ mà ông đang phụng sự đã từng cống hiến tuổi xuân và cả máu xương để bảo vệ.

Theo dõi thường xuyên, người ta thấy ông đã mất phương hướng và bị kẻ xấu lợi dụng. Đáng tiếc, chúng không chỉ lợi dụng cá nhân con người ông mà còn lợi dụng cái mác “Anh hùng”, “Thiếu tướng”, Giám đốc bảo tàng Quân đội” của ông để chống lại đất nước này.

Rõ ràng, việc mượn cớ những sự kiện lịch sử để xuyên tạc sự thật rồi phê phán, miệt thị cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ trích, nguyền rủa chế độ là một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã, đang tìm cách lợi dụng chống phá nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Trong khi đó, những vấn đề này lại thường thu hút sự chú ý của dư luận. Khi một cuốn sách, một ấn phẩm xuất bản hay báo chí bị đình bản, thu hồi do liên quan đến nội dung lịch sử, nhiều người thường có tâm lý tò mò tìm hiểu thông tin, còn các thế lực thù địch lại lợi dụng tâm lý đó để tự tung tự tác.

Trong công nghệ số, với sức lan tỏa mạnh mẽ từ mạng xã hội, người dân rất dễ bị tiêm nhiễm thông tin sai lệch, nguy hiểm như vậy. Do đó, cùng việc kịp thời đưa ra những thông tin cụ thể, rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước thì việc nêu cao ý thức cảnh giác cho mọi người là hết sức cần thiết.

Đinh Lực

Đọc nhiều