Từng bước hoàn thiện bài toán giải ngân
Đến nay, Việt Nam đã giải ngân được hơn 55.500 tỷ đồng trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Đây có thể được xem là một nỗ lực rất lớn trong công cuộc ổn định an sinh xã hội trong thời “bão” giá của Chính phủ.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh giá năng lượng và nguyên vật liệu tăng cao, không chỉ người dân mà các các doanh nghiệp trong nước cũng rất khó khăn để duy trì hoạt động. Để hỗ trợ cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, Chính phủ đã tiến hành giải ngân 55.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dù cho người dân và doanh nghiệp đang mong mỏi sự hỗ trợ từ Chính phủ từng ngày thì số tiền kể trên vẫn chưa thể đến tay người nhận đúng hạn. Tình trạng “tồn đọng tiền giải ngân” không chỉ gây ức chế cho người dân mà ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng phải lên tiếng đôn đốc tận 4 lần.
Nguyên nhân cho sự trì trệ này được cho là có cả khách quan lẫn chủ quan.Nguyên nhân khách quan đầu tiên có thể kể đến chính là cơ chế chính sách ở Việt Nam. Về quy trình và thủ tục quản lý và sử dụng vốn đầu tư công theo Luật Đầu tư công năm 2019 còn phức tạp, khó khăn thực hiện trong thực tế. Về nguyên nhân chủ quan, năng lực của cán bộ chính là trở ngại đang quan ngại nhất. Có nhiều địa phương còn lúng túng, chưa chủ động, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền và dân khiến công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp diễn ra không kịp thời.
Để xử lý những vấn đề bất cập kể trên, Chính phủ đã ra quyết định thành lập 6 tổ công tác để đôn đốc từng nơi ì ạch, chậm tiến độ. Những thủ tục pháp lý rắc rối và rườm rà cũng đã được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu sửa bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, liên tục là điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án đầu tư công thuận lợi.
Chính phủ chỉ đạo phải thường xuyên rà soát, kịp thời có văn bản báo cáo các Bộ, ngành Trung ương để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân kế hoạch vốn hàng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch năm 2022. Tăng cường trách nhiệm thực hiện và xử lý vi phạm đối với công tác hoàn ứng, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành. Nếu phát hiện tình trạng vi phạm quy định giải ngân ở các địa phương thì xử lý nghiêm khắc và kịp thời. Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; kiểm điểm, xử lý kịp thời các cán bộ yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có thể nói, nguồn hỗ trợ kể trên đã phần “hạ nhiệt” giúp giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Nguồn cung điện, xăng dầu, được đảm bảo kịp thời nhờ vào xử lý nghiêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động không đúng quy định, và chủ động phương án điều hành để tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong tình thế thế giới đang xảy ra khủng hoảng năng lượng như hiện nay.
LS Lê