Từ nghệ thuật đối ngoại khôn khéo đến danh xưng “cao thủ” ngoại giao

Tuệ Ngô 31/05/2023 07:36

Mới đây, trang mạng xã hội Sohu đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi chiến lược ngoại giao khôn khéo của Việt Nam, không chỉ đứng giữa Trung Quốc và Mỹ mà còn đứng giữa Mỹ và Liên Bang Nga, trong các cuộc xung đột gần đây tại Biển Đông với Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: VGP

Trong đó bài phân tích đã miêu tả, Việt Nam như một cao thủ, một bậc thầy về phong cách ngoại giao, mà không thể làm mất lòng bất kỳ một nước lớn nào, nhưng trong vấn đề xung đột biển đông, thì lại rứt khoát, tinh ranh và cả liều lĩnh, những phong cách này đã mang đến nhiều lợi ích cho Việt Nam, mà không phải đánh cược như Philippines, và đây là điều mà các quốc gia ASEAN rất cần học tập.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga hiện nay đang ngày càng trở nên gay gắt. Ukraine có thể nói là một chiến trường ủy nghiệm để ở Mỹ và các quốc gia đồng minh tấn công Liên bang Nga. Hiển nhiên là Mỹ đang muốn lợi dụng mâu giữa Nga và Ukraina để giáng một đòn mạnh vào Nga và bản chất của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chỉ là cuộc mở rộng của cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ.

So với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Nga, mặc dù mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang đi xuống, nhưng không khó để nhận thấy từ các cuộc đàm phán Trung-Mỹ gần đây tại Vienna rằng hai bên đã không cắt đứt liên lạc. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh G7, tuyên bố chung của các nhóm phương Tây cho thấy Mỹ vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu quan hệ Trung-Mỹ muốn trở lại quỹ đạo bình thường. Ít nhất là đối với những mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc như Biển Đông và eo biển Đài Loan, Mỹ không nên đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm chứ đừng nói đến việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề liên quan, dẫn đến căng thẳng leo thang.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam có thể duy trì thế cân bằng không chỉ giữa Trung Quốc và Mỹ, mà ngay cả khi đối mặt với Trung Quốc, Mỹ và Nga, điều đó vẫn đòi hỏi một sự “khôn ngoan” nhất định.

Theo Sohu phân tích, trước hết, Việt Nam có quyền độc lập tự chủ về ngoại giao, đây cũng là điểm mà Việt Nam rất coi trọng khi quan hệ với các nước lớn. Chẳng hạn như năm nay, Mỹ đã nhiều lần đề cập mong muốn tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam nhưng Việt Nam chưa đồng ý. Một mặt, họ lo ngại rằng trong tình hình địa chính trị hiện nay, việc vội vàng nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ có thể dẫn đến hiểu lầm từ bên ngoài và ảnh hưởng đến sự tin cậy chính trị lẫn nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Nhưng quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thì khác, chúng ta đều biết logic cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, do đó, việc Việt Nam phát triển giao lưu với Trung Quốc sẽ không có những lo ngại tương tự như trong quan hệ Việt Nam – Mỹ.

Đối với Nga, mặc dù chịu rất nhiều sức ép từ Mỹ và phương Tây nhưng Việt Nam Vẫn giữ thái độ trung lập trong chiến sự Ukraine. Họ có thể tuyên bố phản đối chiến tranh nhưng không tuyên bố phản đối Nga, có thể gửi tiền ủng hộ nhân dân Ukraine nhưng không ủng hộ chính quyền Ukraine. Những hành động tinh tế này của nước Việt Nam đã giúp họ duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga trong khi vẫn giữ được mối quan hệ với phương Tây và Mỹ.

Thứ hai, quan hệ kinh tế và thương mại là hòn đá tảng để ổn định quan hệ Trung-Việt. Sau khi Trung Quốc nâng cấp chuỗi công nghiệp, Việt Nam tham gia với tư cách đảm nhận, hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dần chuyển từ gia công đơn thuần sang tham gia vào một mắt xích nhất định trong chuỗi cung ứng. Mô hình hợp tác này đã tạo thêm sức bật và sự ổn định cho quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên.

Bên cạnh quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam, đừng quên Việt Nam cũng là thành viên của ASEAN, Trung Quốc và ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, dư địa phát triển về kinh tế – thương mại vẫn còn rất nhiều hợp tác giữa hai bên, theo Sohu.

Với quan hệ kinh tế và thương mại là trục chính của quan hệ song phương, Trung Quốc và ASEAN có thể đạt được sự đồng thuận về nhiều mặt một cách nhanh chóng hơn. Chẳng hạn, hai bên đã đề cập rằng trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và ASEAN, vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề toàn bộ, đồng thời Trung Quốc và ASEAN cũng sẵn sàng thúc đẩy việc thực hiện “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” sớm nhất có thể. Tất nhiên, còn một điểm quan trọng hơn, đó là vấn đề Biển Đông nên để các nước trong khu vực tự giải quyết, không nên để các thế lực bên ngoài khu vực can thiệp.

Tất cả đã khẳng định Việt Nam chính là một bậc thầy về quan hệ đa phương, một quốc gia muốn biết cách mềm mỏng trong quan hệ với các nước lớn như lại sẵn sàng liều lĩnh và cương quyết trong các vấn đề chủ quyền, trang Sohu nhấn mạnh.

Tuệ Ngô

Đọc nhiều