2
category
385011

Từ lời hiệu triệu hội nghị Diên Hồng: “Toàn dân nghe chăng?…”

Dường như “số phận” an bày cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam sinh ra là để chống giặc. Lịch sử Việt Nam ghi lại cả hành trình dày dằn dặt về quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng đất nước này gắn liền với đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hầu như thời kỳ nào Việt Nam cũng đánh giặc, giặc tứ phía, toàn là giặc hung hãn, vũ khí tối tân, vượt xa Việt Nam gấp trăm lần; nhưng chưa bao giờ người dân của đất nước hình chữ S này khuất phục. Giặc gì cũng đánh thắng, cũng đẩy lùi, kể cả là giặc vô hình có sức mạnh hủy diệt như con coronavirus.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch có nguồn gốc từ Vũ Hán tước đi tính mạng của hơn 134 nghìn người trên khắp thế giới. Trong khi nhiều quốc gia có nền y tế phát triển nhất thế giới như Anh, Mỹ, Ý, Đức…, được biết đến là chưa thể khống chế được dịch bệnh, thì Việt Nam được quốc tế “điểm tên” là quốc gia kiểm soát dịch rất tốt, dù ở cạnh Trung Quốc là nơi xuất phát, bùng phát dịch đầu tiên trên thế giới. Trong sự tò mò và quan tâm, nhiều người bạn nước ngoài đã thắc mắc hỏi người Việt rằng, vì sao nước Việt Nam chống dịch rất hiệu quả, nhiều nước khác thì kém hơn hẳn.

Tiến sĩ Barbara Marston, Phụ trách Nhóm Công tác quốc tế đối phó COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thì cho rằng: “Có nhiều yếu tố giúp Việt Nam có ít ca nhiễm nCoV, chắc chắn liên quan đến cách ứng phó. Tôi cho rằng Việt Nam đã có phản ứng rất mạnh mẽ để chống dịch”. Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh, “lãnh đạo Việt Nam đã chủ động trong hành động”, và tạp chí Financial Times (Anh) đã bình luận: “Cách ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam rất ấn tượng”.

Tựu chung lại, Việt Nam làm tốt công tác chống dịch vì ngay từ lúc đầu, Việt Nam coi vấn đề chống dịch coronavirus là một cuộc chiến toàn dân, một cuộc chiến nhân dân (people’s war), theo gương tiền nhân ngàn năm về trước ở hội nghị Diên Hồng: “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến…”.

Từ lời hiệu triệu “Chống dịch như chống giặc” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19. Toàn dân đã đáp lời, “Chống dịch như chống giặc” bằng hành động rất cụ thể. Từng nhà, từng tổ, từng khu phố bảo vệ phòng tuyến của mình. Giãn cách xã hội, ở nhà là yêu nước, người dân từ Nam chí Bắc đều thực hiện nghiêm. Mỗi người bị nhiễm đều được điều tra hành trình di chuyển để lập phòng tuyến ngăn chặn phát sinh, chỉ cần người nhiễm COVID-19 từng di chuyển đến làng nào, ăn nhậu với ai, là cả làng bị cách ly, phong tỏa nội bất xuất. Thế nên Việt Nam khởi đầu chỉ có hơn 10 ca, sau mấy tháng cũng chỉ vài trăm ca nhiễm. Việt Nam bị nhiễm còn trước Mỹ, Anh, Đức, Ý cả thời gian dài.

Toàn dân một lòng cùng Chính phủ chống dịch

Nói về vấn đề này, ông Peter Girke – Trưởng Văn phòng đại diện Viện KAS tại Việt Nam cũng phân tích: “Trong tháng 1-2020, cả Việt Nam và Đức đều đã có sự ghi nhận những trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 đầu tiên. Đến ngày ngày 17-2, Cả Việt Nam và Đức đều ghi nhận 16 nhiễm bệnh Covid-19, nhưng sau đó 4 tuần Việt Nam tăng lên 61 ca, trong khi ở Đức là 7.272 ca. Đến 2 tuần sau nữa (ngày 30-3), số ca nhiễm mới Covid-19 ở Việt Nam là 194, còn tại Đức đã tăng lên tới 66.885 ca”.

Chứng kiến Việt Nam đi vào trận chiến coronavirus hôm nay, cùng với thành quả đã và đang đạt được, thế hệ trẻ Việt Nam phần nào cũng hiểu được vì sao Việt Nam tuy ngân sách hạn chế, cơ sở vật chất chưa hiện đại so với nhiều nước trong khu vực, nhưng mấy ngàn năm qua vẫn chiến thắng giặc phương Bắc, giặc phương Tây, và Phát xít, thật đáng tự hào.

Có thể nói, Việt Nam thực hiện được những điều vĩ đại, làm thế giới phải ngước nhìn, cảm phục, chính vì có sự đoàn kết trên dưới một lòng của toàn dân với các cơ quan chính quyền. Đoàn kết là sức mạnh, khó khăn nào cũng vượt qua, thách thức nào cũng chinh phục. Sự đoàn kết giúp đất nước ngày càng vươn xa, giống như con tàu vượt đại dương, càng nhiều giông bão, thì cơ hội càng nhiều; chỉ cần buồm căng đúng thời điểm thì khó khăn ấy chính là bước đệm để con tàu vượt vũ môn nhanh hơn, chinh phục thách thức, đạt nhiều thành tựu nổi bật.

Và cũng chính vì sức mạnh đến từ sự đoàn kết đó, mà các thành phần chống phá, tổ chức khủng bố Việt Tân, những kẻ lưu vong, phản quốc luôn tìm mọi cách xuyên tạc, lấy cái sai của một cá nhân làm bàn đạp vẽ nên bức tranh đen đúa, bôi đen cho chính quyền, hòng chia cắt khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Núi non, đất nước Việt Nam bền vững, ngày càng phát triển, đánh dấu những nốt son sáng ngời trên bàn tròn quốc tế, những thành quả rền vang đó, xuyên suốt luôn có bóng dáng của tiền nhân. Vì thế, không cho phép bất cứ cá nhân nào “ăn mòn”, phá hoại xung lực của Tổ quốc, dân tộc rất đỗi anh hùng này.

Quan điểm “bốn không” cuối cùng đó là “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Đây là quan điểm được Việt Nam tận dụng triệt để trong các cuộc tranh chấp, xung đột với nước ngoài trong thời gian vừa qua.

Như những con sâu làm rầu nồi canh phải bị loại ra khỏi hệ thống, giặc nội xâm – những cá nhân quan chức sai phạm, nhũng nhiễu nhân dân cũng bị khai trừ; những con mối mọt tham quan, tham nhũng tạo nên những bất công trong xã hội, gây khổ cho dân cũng bị cách chức, trừng trị thích đáng; một cái đập bàn, trịch thượng với dân cũng đủ khiến cho cán bộ “bay màu”, mất ghế.

Dưới sự chỉ đạo từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, công cuộc chiến đấu chống giặc nội xâm diễn ra quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, hành lang pháp lý được thực thi nghiêm khắc, những sai phạm, nhiễu nhương đều được “dọn dẹp”. Nói chung những lực cản nào làm xấu đi, làm chậm phát triển đất nước Việt Nam dần bị loại ra, còn lại là chổ cho cơ hội, để người dân Việt Nam cống hiến, làm đẹp cho đời, góp phần giúp xã hội thêm thăng hoa.

2020 – Việt Nam lại tiếp tục ghi nhiều dấu ấn đậm nét, không chỉ về an sinh xã hội, nhiều tiềm lực phát triển được khơi thông, trên dưới một lòng đoàn kết, mà hơn thế, là uy tín, vị thế Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế. Gửi công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc, là một trong những hành động bản lĩnh, bước đi mạnh mẽ, đầy nội lực của Việt Nam; chính nội lực đó, vững vàng pháp lý đã tạo cho Việt Nam nhiều xung lực từ sự ủng hộ, niềm tin bạn bè quốc tế dành cho dân tộc Việt Nam.

Ốc Biển Trường Sa

Đọc nhiều