Tới hôm nay, trận Tà Lơn (tháng 1/979) vẫn là chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất trong lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam huy động lượng lớn binh khí kỹ thuật cùng bộ đội hải quân đánh bộ.
Theo báo Hải quân, cuộc tiến công Tà Lơn là cuộc tiến công đổ bộ đường biển mà lần đầu tiên Quân chủng Hải quân sử dụng lực lượng lớn, tác chiến hiệp đồng quân binh chủng cả trên đất liền, trên biển và hải đảo. Hoạt động tác chiến Tà Lơn gồm nhiều trận chiến đấu diễn ra kế tiếp, Tổng cộng, ta đã tiến hành 17 trận, trong đó có 2 trận chiến đấu trên biển, 4 trận chi viện hộ tống thực hành đổ bộ và 11 trận chi viện hỏa lực. Trong các trận đánh đó, đáng chú ý là trận đánh của Lữ đoàn 101 (nay là 126) đổ bộ lên bờ, đánh chiếm các mục tiêu và phát triển tiến công đánh chiếm quân cảng Ream, cảng Kông-pông-xom. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Chiến dịch Tà Lơn bắt đầu được ta “nhen nhóm” từ cuối năm 1978 khi Bộ Chính trị và Quân ủy TW thông qua quyết tâm chiến lược đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn-pốt ở Campuchia. Sở dĩ ta chọn Tà Lơn đổ bộ vì bãi này cách thị xã Cam-pốt khoảng 20 ki lô mét về phía Đông, cách cảng Công-pông-xom khoảng 90 ki lô mét về phía Tây. Bãi cách đảo Phú Quốc của Việt Nam 14 km. Bãi dài khoảng 300 mét và có nhiều sú vẹt xen lẫn đá ngầm, đá mồ côi, thuận tiện cho đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Quân địch phòng thủ bờ biển khu vực bãi Tà Lơn và cảng Công-pông-xom, quân cảng Ream được tổ chức thành các khu vực liên hoàn, kết hợp công sự trận địa vững chắc với hệ thống hỏa lực nhiều tầng, nhiều lớp gồm: Pháo binh, pháo phòng không, ĐKZ, súng cối các loại. Xung quanh khu vực trú đậu tàu thuyền của các cảng có các đơn vị phục vụ, bảo đảm vòng ngoài. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Thế nên, Quân chủng Hải quân quyết định động viên một lực lượng tác chiến lớn chưa từng thấy nhằm đảm bảo sự thành công của trận đánh. Cụ thể, Vùng 5 bao gồm cả lực lượng Vùng 4 điều động bổ sung, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126, Lữ đoàn 125, Hạm đội 171 và Trung đoàn 962 của Quân khu 9 làm nhiệm vụ phối thuộc. Tổng cộng, ta có 16 tiểu đoàn gồm 11 tiểu đoàn bộ binh và Hải quân đánh bộ, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn hỏa lực mang vác, 1 tiểu đoàn xe tăng-thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo cơ giới tầm xa. Nguồn ảnh: TTXVN Về phương tiện, ta có 160 tàu thuyền các loại gồm: 77 tàu chiến đấu, 83 tàu thuyền vận tải. 42 ô tô do Bộ Quốc phòng tăng cường Đáng chú ý, trong số này có nhiều tàu thuyền chiến lợi phẩm thu được sau 1975 gồm các tàu đổ bộ lớn LST 542 có lượng giãn nước toàn tải đến 4.000 tấn giúp chúng ta cơ động lực lượng lớn bộ đội và xe tăng, thậm chí cả máy bay trực thăng UH-1. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Theo kế hoạch, ta sẽ sử dụng đội đặc công hải quân bí mật tiềm nhập đánh chiếm bãi đổ bộ, thiết lập đầu cầu. Sau khi đổ bộ thành công, hải quân đánh bộ sẽ sử dụng Tăng-Thiết giáp và xe tải nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trên quốc lộ và các mục tiêu được giao, phối hợp cùng Sư đoàn bộ binh 325 đánh chiếm Công-pông-xom. Hạm đội 171 điều tàu nghi binh để thu hút lực lượng địch về phía biển. Pháo binh của ta từ Phú Quốc bắn sang không cho địch ngăn chặn, bảo vệ sườn lực lượng đổ bộ. Nguồn ảnh: TTXVN Đêm 4 và 5/1/1979, đặc công của Tiểu đoàn 861 bí mật xâm nhập, ém sẵn ở khu vực bãi đổ bộ, không cho địch từ Campot đến chi viện cho địch ở Tà Lơn. Đúng giờ G, các lực lượng đổ bộ bằng tàu xi măng cốt thép của Thê đội 1 tiến vào bờ. Tiểu đoàn 863 nhanh chóng đánh chiếm bãi đổ bộ, chốt giữ đầu cầu, bảo đảm cho đội hình tiếp tục đổ bộ. Thê đội 2 gồm Tiểu đoàn 864, 867 đổ bộ bằng tàu LCM8, LCU có xe tăng thiết giáp đi cùng đánh chiếm các địa hình có giá trị chiến thuật trên quốc lộ số 3, số 4, cầu số 8. Nguồn ảnh: TTXVN Đêm 6/1/1979, các biên đội của Hạm đội 171, Hải đoàn 127 của Vùng 5 đã tiến công nhóm tàu địch, chi viện hỏa lực và bảo vệ để các tàu vận tải lần lượt tiến vào khu vực đổ bộ. Trận hải chiến diễn ra quyết liệt, các tàu của ta lần lượt đẩy lùi tất cả các lần phản kích của địch. Ta đã bắn chìm 3 tàu địch, bắn bị thương một số chiếc khác, buộc nhiều tàu địch phải rút chạy. Nguồn ảnh: TTXVN Lữ đoàn 126 sử dụng Tiểu đoàn 863 đánh chiếm cầu số 8, Tiểu đoàn 865 đánh cao điểm 204, cao điểm 52, sau đó Tiểu đoàn 863 để 1 đại đội chốt giữ cầu còn lại tiếp tục phát triển đánh chiếm ngã ba Ream. Không quân chi viện hỏa lực để Tiểu đoàn 865 và Tiểu đoàn 863 làm chủ hoàn toàn ngã 3 Ream và Sân bay. Rạng sáng 10/1/1979, các mũi tiến công của Lữ đoàn 126 cùng lực lượng Quân đoàn 2 đồng loạt tiến đánh Côngpôngxom. Đến 13 giờ 15 ngày 10/1 ta làm chủ cảng Côngpôngxom. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Đêm 9/1/1979, Hạm đội 171 đánh vào Côngpôngxom và Ream. 3 tiểu đoàn bộ binh của Vùng 5 từ Tàu 05 và 07 thực hiện nhiệm vụ đổ bộ lên hai cảng. Tại cảng Ream, địch còn nhiều lực lượng nên chúng phản ứng mạnh. Hạm đội 171 đã dùng Tàu 05 và 07 chi viện hỏa lực cho 2 tàu PCF chở Đại đội 5, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 101vừa chiến đấu vừa tiến vào cảng cùng 1 đại đội bộ binh cơ giới của Sư đoàn 304. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Đến ngày 10/1/1979, Hải quân ta đã hoàn thành đổ bộ, tiến công giải phóng Côngpôngxom và cảng Ream, đạt được mục tiêu chiến dịch đặt ra. Chiến dịch thành công đã tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng các đảo KoKong, Polovai và thị xã KoKong, giải phóng hoàn toàn vùng ven biển phía Nam Campuchia và truy quét tàn quân địch trên bộ đến ngày 30/5/1979. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Có thể nói, sự thành công của chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn đem lại cho ta nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục xây dựng lực lượng hải quân nói chung và hải quân đánh bộ nói riêng sau này. Hoàng Lê