Từ câu chuyện cô gái người Việt được cấp cứu rầm rộ tại Ba Lan
Mới đây, thông tin một cô gái người Việt sinh sống tại Ba Lan bị tai nạn được cả trực thăng, xe cứu hỏa, cảnh sát hộ tống đến bệnh viện xuất hiện trên MXH. Thực hư sự việc thế nào chưa rõ, nhưng Phạm Minh Vũ đã nhanh nhảu có bài viết so sánh, từ đó làm cái cớ để xuyên tạc cả đất nước Việt Nam, cho rằng Việt Nam là nơi rừng rú không đáng sống.
Cụ thể, Phạm Minh Vũ cho rằng mạng sống con người ở Việt Nam được coi rẻ mạt bằng những ví dụ mang tên “đọc đâu đó”, “tôi nghe nói rằng”, “tôi nghe kể lại”: bệnh viện không đóng tiền không chữa bệnh, người dân chặn xe cấp cứu để đi bão…
Tin giả giờ nhan nhản trên MXH mỗi ngày không thể nào đếm xuể, vì thế những tin giật gân mang tính kích thích như những việc mà Phạm Minh Vũ nghe kể lại từ miệng đời cũng chẳng thiếu. Quan trọng ở chỗ Phạm Minh Vũ luôn một mực tin tưởng vào điều đó chứ không phải những sự thật khác, đơn giản nhất là việc: cả một hệ thống y tế quyết cứu lấy sự sống của một đứa trẻ, cả một hệ thống giành giật sự sống mỏng manh cho một phi công người nước ngoài mà không hề nghĩ đến tiền viện phí đã lên đến con số hàng tỷ đồng, hay gần đây nhất là việc các chuyên gia đầu ngành cùng thực hiện ca mổ tách 2 bé dính liền nhau gây chấn động ngành Y thế giới…
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không biết Phạm Minh Vũ hiện đang sinh sống tại Việt Nam hay Ba Lan hay một quốc gia thiên đường nào đó, nhưng sự so sánh mà anh ta nói ra thật sự khập khiễng. Mỗi mạng người đều quý giá dù bất kỳ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào. Ba Lan như thế thì chắc chắn Việt Nam càng hơn thế nữa vì truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa người và người thì không nơi nào có thể qua được Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta phải nhận định rõ, y tế Việt Nam từ trước đến nay luôn được thế giới ca ngợi dù chỉ là một quốc gia nhỏ và trang thiết bị còn kém hơn so với những quốc gia khác trên thế giới. Đơn cử như vụ việc BN91, cả thế giới đều có chung nhận định nếu không phải ở Việt Nam thì có thể anh ấy đã không còn đường về lại quê hương.
Phạm Minh Vũ nói rằng “anh nghe nói” có trường hợp vì chưa đóng 850 nghìn đồng tiền viện phí mà bệnh nhân tại Việt Nam không được chữa trị, trong khi tại Ba Lan chỉ cần xây xướt nhẹ đã được cả trực thăng đến đưa đi cấp cứu. Vậy không biết mỗi lần được trực thăng đến đón, người ta phải trả phí như thế nào không nhỉ? Cũng ít thôi anh ạ, tầm 12.000$-25.000$ thôi tức là anh sẽ tiêu tốn ít nhất 280 triệu đồng để được cấp cứu như ở thiên đường. Đương nhiên nó hoàn toàn xứng đáng với dịch vụ nhanh chóng, êm ái như bay mà Phạm Minh Vũ mong muốn rồi.
Hiện tại ở Ba Lan mỗi ngày có thêm hơn 300 ca nhiễm Covid-19 mới, tổng ca nhiễm là 40.782 và số người tử vong là 1.636. Còn tại Việt Nam thì sao nhỉ, suốt nhiều tháng rồi đội ngũ y bác sĩ luôn hết mình, tận tâm tận lực chữa trị cho người nhiễm Covid-19, để con số thương vong luôn bằng 0. Đó là sự nỗ lực, là cái tâm hành nghề quyết cứu chữa đến cùng chỉ có tại Việt Nam mà không nơi nào trên thế giới có thể làm được.
Điều nhân đạo hơn hết mà lẽ ra là một người công dân, mang quốc tịch Việt Nam như Phạm Minh Vũ phải tự hào đó là Việt Nam chữa trị Covid-19 hoàn toàn miễn phí. Còn tại Ba Lan, tại Mỹ thì như thế nào nhỉ? Liệu Phạm Minh Vũ có từng nghe ai đó kể qua cho anh chưa?
“Tiêu tốn khoảng 1 triệu đô la sau khi được chữa khỏi Covid-19 khiến bệnh nhân muốn đột quỵ”, nội dung này nhan nhản và vô cùng chính thống chắc một người theo dõi cập nhật tin tức đầy đủ như Phạm Minh Vũ không thể không nghe nhắc tới rồi. Ấy vậy mà người ta chỉ muốn tin vào điều viển vông, điều xấu xa chứ không bao giờ tin vào những giá trị tốt đẹp thật sự tại chính đất nước mà anh đã sinh ra. Thật đáng buồn!
Nhân sự việc Phạm Minh Vũ nói về nhân quyền, cái “quyền tự do thật sự mà không ai cấm” ở những quốc gia văn minh. Vâng, tại chính Ba Lan đã có trường hợp “thể hiện tự do ý kiến cá nhân trên MXH” và người Việt bị kiện lên Toà án với mức án tù lên đến 10 năm.
Cụ thể là một du học sinh người Việt sau khi về nước đã viết một bài cảm nhận thật dài nói về môi trường sống tại Ba Lan, nói về kẽ hở trong giáo dục tại ngôi trường cô ấy theo học bằng những từ ngữ bức xúc, thất vọng; đương nhiên là bằng tiếng Việt hoàn toàn. Và chỉ sau một ngày lên sóng, cô ấy nhận được điện thoại từ đại sứ quán yêu cầu cô gỡ bài viết trong vòng 24 giờ tới, nếu không thì cô sẽ bị kiện lên Tòa án Tối cao.
Sốc là điều mà cô ấy nhận được sau cuộc điện thoại, vì cô luôn tin tưởng rằng đất nước ấy chính là thiên đường, là nơi được tự do thể hiện ý kiến cá nhân hơn bất kỳ nơi nào khác. 18 tiếng đồng hồ trôi qua, và hình ảnh đơn kiện được gửi qua email cá nhân của cô từ đại sứ quán càng làm cô tin hơn “đây không phải chuyện đùa”. Cô đã phải gỡ bài kèm lời xin lỗi.
Đấy, đấy là nhân quyền đấy Phạm Minh Vũ ạ! Hãy thôi chỉ nhìn những cái tốt ở đất nước khác, rồi lấy cái anh tự cho là xấu xa ở đất nước mình để chê bai, miệt thị đất nước đi. Đừng tự cho mình đang yêu nước, đừng tự cho rằng hành động của mình chính là làm đất nước tốt lên nữa….đáng khinh lắm!
Việt Nam có thể còn nghèo, còn thiếu thốn vật chất nhưng nhà nước vẫn chưa bao giờ tiết kiệm với nhân dân. Những thuyền viên tàu cá hay dân trên đảo xa cần cấp cứu nhà nước vẫn luôn sẵn sàng điều trực thăng khẩn cấp ra đón về. Người Việt bị mắc kẹt tại nước ngoài vì dịch bệnh, nhà nước vẫn sẵn sàng đem máy bay đón người về và chữa trị, cách ly hoàn toàn miễn phí. Đó là tình người mà không nơi nào có được.
Về người Việt bị tai nạn tại Ba Lan, hy vọng cô ấy đã được bình an và cũng đừng quá giật mình sau khi nhận được hóa đơn cho cả đoàn xe, trực thăng đón đưa.
An An