Nếu Ấn Độ sở hữu hệ thống phòng không S-400, đây sẽ là vũ khí nguy hiểm, đe dọa sự an toàn đối với không quân Trung Quốc, vì hệ thống S-400 có tầm bao quát rộng và khả năng đánh chặn chính xác.
Giữa lúc căng thẳng biên giới Trung – Ấn chưa có dấu hiệu lắng dịu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh sẽ tận dụng chuyến thăm tới Moscow, để dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phát xít, để đốc thúc Nga tăng tốc, chuyển giao hệ thống phòng không S-400 Triumph. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh gặp Phó thủ tướng Nga Yury Borisov tại Matxcơva, ngày 23/6. Giới quan sát nhận định, cùng với dàn tiêm kích Su-30 được thiết kế chuyên chiến đấu trên địa hình có độ cao lớn, một khi hệ thống phòng không S-400 Nga về tay Ấn Độ, đây sẽ là bộ đôi đe dọa an toàn của không quân Trung Quốc. Ảnh: Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ có thể thúc Nga sớm chuyển giao S-400. (Ảnh: AP)
Theo hợp đồng đã được ký kết vào đầu tháng 10/2018, Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ 5 trung đoàn S-400 với giá 5,43 tỉ USD. Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giao lô S-400 đầu tiên cho Ấn Độ vào tháng 12/2021, nhưng do đại dịch COVID-19, nên thời gian sẽ bị lùi lại. Ảnh: Hệ thống phòng không SM-400 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).
Hiện tại, hai bên quân đội Trung – Ấn đều sở hữu nhiều vũ khí hiện đại của Nga, trong đó có hệ thống phòng không S-300. Nhưng hiện nay, chỉ Trung Quốc sở hữu S-400 và đưa vào trực chiến từ cuối năm 2018, còn Ấn Độ thì chưa. Ảnh: Hệ thống phòng không SM-300 của Trung Quốc (Ảnh: Sina).
Theo ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định, việc căng thẳng biên giới Trung – Ấn leo thang, buộc New Delhi tìm cách đẩy nhanh năng lực phòng không để sánh ngang với Bắc Kinh. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Ấn Độ. Theo thiết kế, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung. Tầm bắn của loại tên lửa xa nhất đạt 400 km, và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km. Ảnh : Hệ thống phòng không S-400 (Ảnh: Wikipedia).
Kể từ sau vụ đối đầu ở Doklam vào năm 2017, Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện quân sự ở vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Cụ thể, Trung Quốc đã cho triển khai loạt vũ khí tiến công như tiêm kích tàng hình J-20, trực thăng Z-20, máy bay chiến đấu J-10C và J-11B, máy bay không người lái đa nhiệm Wing Loong II, cùng xe tăng hạng nhẹ Type 99A và Type 15 và tên lửa đạn đạo DF-15. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của không quân Trung Quốc (Ảnh: Wikopedia).
Chuyên gia quân sự ở Hong Kong, ông Liang Guoliang phân tích, dù hệ thống phòng không S-400 có thể phát hiện và bắn hạ các loại máy bay chiến đấu như J-10C và J-11B của quân đội Trung Quốc, nhưng S-400 vẫn không thể đối phó với các tiêm kích tàng hình J-20 hoặc các loại vũ khí siêu thanh. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc. (Ảnh Wikipedia).
Cũng theo ông Liang, hệ thống S-400 sẽ góp phần lập ô phòng không quan trọng và có thể bắn hạ hầu hết các loại tên lửa của Trung Quốc như tên lửa hành trình phóng từ mặt đất DF-10 và CJ-10; thậm chí là cả tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17 mới xuất hiện gần đây. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia). Đồng thời hệ thống S-400 sẽ đóng vai trò lớn hơn trong bảo vệ những khu yếu địa như thủ đô New Delhi, các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của Ấn Độ, trong trường hợp chiến tranh không may bùng nổ.
Hiện nay Ấn Độ có số lượng lớn tiêm kích hạng nặng Su-30 do Nga sản xuất và trực thăng vũ trang Apache mới mua của Mỹ; những loại máy bay này có thể tham chiến tốt ở những khu vực có độ cao lớn và đây là những loại vũ khí mà Trung Quốc không thể xem thường. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ. (Ảnh: MW).
Hiện tại Ấn Độ đang đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất vũ khí nội địa, nhưng hơn một nửa số vũ khí của nước này vẫn là hàng nhập khẩu. Nhưng không giống Ấn Độ, phần lớn hệ thống vũ khí chiến đấu trên các khu vực có độ cao lớn của quân đội Trung Quốc, là hàng sản xuất trong nước. Ảnh: Trực thăng quân sự Z-10 của quân đội Trung Quốc. Khi so sánh sức mạnh quân sự Trung – Ấn, ông Koh cho rằng, thật khó để đưa ra đánh giá, khi chỉ dựa vào số vũ khí mà hai nước sở hữu, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; nên việc đánh giá nước nào có ưu thế hơn trong lúc này, chưa thật là chính xác. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ cất cánh từ căn cứ Leh ở khu vực Ladakh, nơi vừa xảy ra cuộc đụng độ chết người giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày 15/6. (Ảnh chụp màn hình) Tiến Minh/KT