420
category
457523

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 8 bay vòng qua Biển Đông

Duân Đặng 16/12/2020 10:11

Ông lớn công nghệ Mỹ Intel đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất thế giới tại một thành phố vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước trên thế giới ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Với thế mạnh sẵn có này, Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã được nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel hay Samsung đều tuyên bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam.

Việt Nam hiện là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Intel với số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Ước tính, nhà máy này chiếm đến 70% tổng sản lượng của Intel trên toàn cầu. Cụ thể, nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của Intel nằm tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, từ một vùng đất nông nghiệp, chưa phát triển, sau 20 năm, đền nay thành phố Thủ Đức hiện là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong 3 trụ cột của Khu đô thị sáng tạo phía Đông Thành phố.

Hiện nay, hạ tầng và vị trí của khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh được kết nối thông suốt, đồng bộ với đường Vành đai 2 và Vành đai 3 sắp hình thành; hệ thống giao thông hiện đại kết nối trực tiếp với tuyến metro, sân bay quốc tế Long Thành, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các cảng lớn như Cát Lái, Hiệp Phước… Khu công nghệ cao còn kết nối với 40 khu công nghiệp, khu chế xuất của TPHCM và các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Tổng giá trị thu hút đầu tư tại khu công nghệ cao đạt 12 tỷ USD, trong đó có 10 tỷ USD từ doanh nghiệp FDI công nghệ cao (tiêu biểu như Intel, Samsung, Nidec, Nipro) và 2 tỷ USD từ các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, thành phố hiện là trung tâm quốc gia về công nghệ và là hạt nhân động lực thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ của cả nước. Việc phát triển mạnh khu công nghệ cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.

Xét về đóng góp của thành phố Hồ Chí Minh cho nền kinh tế cả nước, trong nhiều năm qua, thành phố luôn là địa phương có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước. Giai đoạn 2017 – 2022, thành phố đóng góp gần 17,9%/năm vào quy mô GDP của cả nước. Trên thực tế, TP. HCM chiếm khoảng 9,4% dân số, 0,6% diện tích của cả nước nhưng luôn có đóng góp vào GDP và ngân sách Nhà nước nhiều nhất.

Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn nhất trong phát triển lĩnh vực tài chính của cả nước. Trên thực tế, TP. HCM có nhiều lợi thế nhất để phát triển trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn cung – cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển thương mại, đầu tư vào kinh doanh, tổ chức kinh tế hàng đầu trong nước và quốc tế. Từ đó, nền kinh tế được tạo đòn bẩy để tăng trưởng hơn nữa.

Việt Nam đang ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này. Do đó, TP. HCM đang sở hữu lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển các trung tâm tài chính quốc tế.

TP. HCM không chỉ nằm ở múi giờ khác biệt mà còn nằm ở vị trí chỉ cách khoảng 3 giờ bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines.

Trong nhiều năm, thành phố đã thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh M&A, các quỹ đầu tư mạo hiểm và kiều hối. Ngoài ra, mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn TP.HCM hiện vào loại cao nhất cả nước.

Năng suất lao động của TP.HCM gấp 2,7 lần năng suất lao động cả nước, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng được đào tạo và làm việc trong các lĩnh vực tài chính và liên quan như kế toán, kiểm toán, trọng tài, luật sư… Các yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bích Vân

Đọc nhiều