420
category
392383

Trung Quốc đang tự hạ bệ chính mình bằng những hành động ngông cuồng

Bảo Trâm 12/05/2020 17:11

Úc là một trong những quốc gia có những phản ứng gay gắt và công khai trước hàng loạt hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Mới đây, tiến sĩ Huong Le Thu, chuyên gia của Viện chính sách chiến lược Australia đã có bài viết trên trang Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á đánh giá về các vấn đề được, mất của Trung Quốc khi lợi dụng Covid-19 đi xâm phạm chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.

Tác giả bài viết, tiến sĩ Huong Le Thu khẳng định, các hành động phi pháp liên tiếp gần đây tại Biển Đông đang làm cho Trung Quốc tự cô lập mình hơn nữa và làm giảm lòng tin của khu vực và cả thế giới đối với nước này.

Trong bài biết, tiến sĩ Huong Le Thu nhắc lại việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập cái gọi là “hai đơn vị hành chính mới ở Biển Đông” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bà Hương khẳng định, hành động này của Trung Quốc là nhằm “tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng đó là hành động phi pháp, vi phạm nghiêm trọng luật lệ quốc tế, ảnh hưởng trầm trọng đến sự hoà bình, ổn định trong khu vực.”

Năm 2020 là một năm quan trọng của Việt Nam khi cùng lúc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời đây cũng là năm Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam

Tiến sĩ Huong Le Thu khẳng định năm 2020 sẽ càng có nhiều thách thức với Việt Nam khi Trung Quốc gia tăng sức ép với Việt Nam trước và ngay trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

Tuy vậy, Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ quan trọng trong việc đấu tranh chống lại những hành động tái diễn của Trung Quốc. Việc ngăn chặn thành công Covid-19 đã củng cố vị thế và danh tiếng của Việt Nam trên phạm vi quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc lại khiến cả thế giới bức xúc vì những điều xấu xa từ việc gian dối số liệu Covid-19, cho đến chiến lược xuất khẩu thiết bị y tế dỏm cho các nước như Ý, Cộng hòa Séc….

Philippines, thành viên ASEAN và Mỹ, thậm chí cả thế giới đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam. “Mỹ đã có hành động quyết đoán hơn bình thường” khi Bộ Ngoại giao nước này ra tuyên bố khẳng định việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa là “nằm trong chuỗi hành động nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước Đông Nam Á nằm bên bờ Biển Đông“.

Lý giải cho những hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, bài viết nhận định: “Có thể do Trung Quốc đang phải đối mặt với hệ quả của dịch bệnh và những ảnh hưởng tới kinh tế nên nước này cần có một cái gì đó để có thể đóng vai trò là một người chiến thắng ở trong nước. Nhưng Trung Quốc không thể nghĩ hành động này khiến cả thế giới quay lưng!”.

Bài viết cũng khẳng định, “việc tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính mới ở Biển Đông khác với chiến dịch gây áp lực trên biển hoặc tập trận quân sự. Nó gây hậu quả lâu dài hơn khi đặt mục tiêu chính thức hóa việc kiểm soát của Trung Quốc với hiệu ứng vĩnh viễn…và tạo nền tảng để khẳng định các yêu sách tài phán” của Trung Quốc.

Việt Nam và thế giới phản đối gay gắt việc Trung Quốc lật lọng đổi tên Trường Sa, Hoàng Sa

Tiến sĩ Huong Le Thu nhấn mạnh, mặc dù biết rõ là cộng đồng quốc tế không công nhận các đơn vị hành chính mới song “với Trung Quốc, việc thiếu (hoặc hạn chế) sự phản đối là đủ”.

Hơn nữa, việc Trung Quốc tận dụng “cơ hội chiến lược và tạo ra thực tế mới trên Biển Đông” chỉ làm suy giảm uy tín của nước này. Hành động của Trung Quốc đã chứng tỏ nước này không tôn trọng luật pháp quốc tế. Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 đã bác bỏ các yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, theo bài viết.

Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!

Việc tạo ra các đơn vị hành chính mới cho thấy Trung Quốc không có ý định thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua các quy trình của ASEAN, đi ngược lại với Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như tinh thần của Bộ Quy tắc ứng xử mà hai bên đang đàm phán”.

Trung Quốc đang tự làm hại mình với hành động thiển cận, gia tăng lợi ích bằng sự kiểm soát hoàn toàn. Kết quả là Trung Quốc ngày càng bị cô lập và uy tín ngày càng giảm trong khu vực và với cả với những nước nhận được các thiết bị y tế mà Trung Quốc viện trợ trong đợt dịch bệnh này.”, tiến sĩ Huong Le Thu nhận định.

Bảo Trâm (Lược dịch theo AMTI)

Đọc nhiều