Trung Quốc đang đi ngược lại với tiến bộ của nhân loại

sông trà 16/04/2020 15:59

Những công pháp, chiến pháp được xây dựng trên sự giả dối hay là trên sự ép buộc hoặc trên việc sử dụng vũ lực, thì những cái đó đi ngược lại văn minh hay văn hóa minh tiến bộ nhân loại.

Trung Quốc chẳng thể thực hiện hành động đó một cách “thuận buồm xuôi gió” vì mưu đồ độc chiếm Biển Đông này không chỉ đã “hằn” lên vết thương chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước bị xâm phạm lợi ích, trong đó có Việt Nam, mà còn bị cộng đồng quốc tế lên án.

Không những “cả vú lấp miệng em” mà còn xem thường luật pháp quốc tế

Ngày 14/4, tại họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói quần đảo Hoàng Sa

(Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ Trung Quốc.

Tại họp báo, có người hỏi về việc vừa qua phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ngày 30/3 đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, phản đối 2 công hàm của Trung Quốc về Biển Đông.

Ông Triệu Lập Kiên trả lời: “Quần đảo Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Các chủ trương liên quan của phía Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có “Hiến chương Liên Hợp Quốc “, “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, là phi pháp và vô hiệu”.

Song song với phát ngôn trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thì ngoài thực địa các tàu của nước này cũng có những hành động minh họa.

Trung Quốc mới đây ngang nhiên lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đá Chữ Thập và Xu Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 2/4, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm chìm, thế mà phía Bộ Ngoại giao nước này bẻ lái sự thật rằng  “Chính tàu cá Việt Nam đâm vào Tàu Hải cảnh của chúng tôi và bị chìm – tất cả 8 thủy thủ đoàn đã được giải cứu”. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam chỉ là để Trung Quốc phô trương cơ bắp, thị uy sức mạnh.

Ngày 14/4 vừa qua, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Marine Traffic -một trang web chuyên theo dõi di chuyển của các tàu thuyền trên thế giới, cho biết, tàu khảo sát Hải Dương 8 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 158km. Tàu này được hộ tống bởi một nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc.

Chưa rõ mục đích của đội tàu khảo sát lần này là gì, nhưng rõ ràng vụ điều tàu khảo sát lần này nằm trong một chuỗi hành động hung hăng của Trung Quốc trong giai đoạn đại dịch. Rất có khả năng là Trung Quốc sẽ lập lại tình trạng của năm 2019 tại khu vực biển của Việt Nam, tức là họ cho những đoàn tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hải cảnh đi xâm phạm vào khu vực biển của Việt Nam trong suốt thời gian kéo dài hơn một trăm ngày đó.

Những sự việc mang tính chất “điệp khúc” đó cho thấy Trung Quốc đã hành xử ở vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa như “ao nhà” của mình, bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển, bất chấp những tuyên bố cũng như các văn bản mà các lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia ký kết như DOC năm 2002, Thoả thuận chung giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2011.

Về cơ bản, đó là sự ngang ngược, hành động “đục nước béo cò”, lợi dụng đại dịch để tiếp tục thúc đẩy các yêu sách lợi ích trên Biển Đông và thử phản ứng của các nước giữa đại dịch.

Dĩ nhiên, Trung Quốc chẳng thể thực hiện hành động đó một cách “thuận buồm xuôi gió” vì mưu đồ độc chiếm Biển Đông này không chỉ đã “hằn” lên vết thương chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước bị xâm phạm lợi ích, trong đó có Việt Nam, mà còn bị cộng đồng quốc tế lên án.

Việt Nam không lơi lỏng bảo vệ chủ quyền

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngang ngược nói Hiến chương Liên Hợp Quốc ” và “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển” là phi pháp và vô hiệu.”

Trong bối cảnh Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cả thế chống đại dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông, hòng làm thay đổi cấu trúc an ninh, trạng thái địa chính trị, địa chiến lược, tiếp tục khẳng định chủ quyền phi pháp tai biển Đông, đe dọa các nước trong khu vực.

Thực tế, Việt Nam cũng đang trong cơn cuồng xoay của “bão dịch”, đang cùng cả thế giới chống dịch nhưng cũng không bao giờ lơi lỏng bảo vệ chủ quyền.

Liên quan đến vấn đề xâm phạm này người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở biển Đông. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông”.

Đáng chú ý, công hàm ngày 30/3 của Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhằm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp từ Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ chính trị và pháp lý của Việt Nam đối với Malaysia và Philippines, tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Nam dựa trên nền pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông.

Về mặt pháp lý, công pháp quốc tế và luật biển, trong công hàm này có một nội dung rất là mới, quan trọng mà nếu lưu ý, cần phải biết rằng, nội dung thứ hai nói về Công ước Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền một quốc gia ven biển.

Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam Trần Công Trục lý giải: Công hàm có nhấn mạnh đến các thực thể đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thì phải được xác định hiệu lực của nó theo Điều 121, Khoản 3, tức là những đảo nào không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng, như các thực thể trong hai quần đào này, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý như Công ước Luật biển quy định, mà chỉ có tối đa 12 hải lý thôi.

Còn một điều nữa nói rằng là những bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hoặc hoàn toàn chìm, thì không phải là đối tượng của quyền thủ đắc lãnh thổ. Tôi nghĩ đấy là nội dung rất là cốt lõi, nó liên quan đến việc mà chúng ta (Việt Nam) có thể khởi kiện Trung Quốc về việc gọi là cố tình giải thích, áp dụng sai Công ước bằng việc họ áp dụng những điều khoản mà sai, không đúng là như chúng ta đã biết, như là họ đã vạch đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, vào năm 1996, rồi họ tiếp tục làm điều đó đối với ‘Nam Sa’ (tức Trường Sa) hay đang chuẩn bị làm, thì đó là hoàn toàn sai.

Như vậy, nên nhớ rằng việc mà Việt Nam tại sao không kiện, lâu nay không kiện để đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa v.v…, thì có thể nói đây là một tính toán của phía Việt Nam, nghĩa là về nguyên tắc Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình đó, nhưng vào lúc nào, làm vào thời điểm nào, phải tính hết tất cả các yếu tố để có lợi nhất, có hiệu quả nhất.

Chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế Grigory Trofimchuk cũng cho rằng: “Biển Đông không chỉ là vấn đề trong quan hệ Việt-Trung, vấn đề của các nước Đông Nam Á, mà còn là một trong những vấn đề quan trọng đối với Liên Hợp Quốc… Hiện nay không có bất cứ cơ chế nào đảm bảo ngăn ngừa một cuộc xung đột toàn cầu khởi đầu từ khu vực này, cộng đồng quốc tế cần sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề Biển Đông”.

Dẫu sao đi nữa, những gì mà Trung Quốc đang xây dựng nhằm chiếm đoạt Biển Đông. Tức là những công pháp, chiến pháp được xây dựng trên sự giả dối hay là trên sự ép buộc hoặc trên sử dụng vũ lực, thì những cái đó đi ngược lại văn minh hay văn hóa tiến bộ nhân loại, hay thậm chí đi ngược lại với chính truyền thống của nhân dân tiến bộ ở Trung Quốc và tôi không nghĩ là người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags :
Đọc nhiều