Trò lố xuyên tạc tầm vóc của ông Nguyễn Văn Nên

Minh Khuê 14/10/2020 20:00

Sáng 11/10 vừa qua, hai ngày sau khi Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bế mạc, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Chánh văn phòng trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên đã được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM. Quyết định quan trọng, được cân nhắc kỹ lưỡng của Bộ Chính trị xét trên năng lực và phẩm chất của ông để giao trọng tránh đảm nhiệm Đảng bộ quan trọng của cả nước, lại bị những phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc, đặt điều để bôi nhọ đóng góp quan trọng của ông suốt những năm qua.

Chân dung ông Nguyễn Văn Nên, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Văn Nên là một người có kinh nghiệm chính trường dày dạn, hơn nữa từng có 16 năm công tác tại lực lượng công an nhân dân huyện Gò Dầu, quê hương Tây Ninh của ông. Từ vị trí Trưởng Công an huyện Gò Dầu, ông kinh qua nhiều chức vụ quan trọng tại tỉnh Tây Ninh như Chủ tịch HĐND, rồi Bí thư Tỉnh ủy. Sau nhiều năm công tác, giữ chức vụ trọng yếu tại quê nhà, ông trở thành Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vào năm 2013. Từ nhiệm kỳ khóa XII (2015-2020), ông giữ vai trò Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp Bộ chính trị và Ban bí thư tổ chức và điều hành công việc lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, để các hoạt động của Đảng – mà gần đây nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ 13 – được diễn ra một cách thuận lợi cần có sự đóng góp không hề nhỏ của Văn phòng Trung ương. Công tác của Chánh văn phòng, theo đó, cũng đòi hỏi sự tận tụy, sâu sát. Với bản lĩnh của một chính khách xuất thân từ lực lượng vũ trang, ông Nguyễn Văn Nên đã chứng minh rằng kinh nghiệm từ những năm tháng bảo vệ trật tự trị an và quản lý Đảng bộ địa phương là những nhân tố giúp ông điều hành thành công Văn phòng trung ương Đảng. Vậy nên việc Bộ Chính trị chỉ định ông ứng cử chức vụ lãnh đạo của một trong những Đảng bộ lớn và quan trọng nhất thực tế không phải là một điều bất ngờ.

Bí thư Nguyễn Văn và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội nghị.

Nói về Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gọi đây là “một ngày rất vui”, phù hợp với nguyện vọng của thành phố, cho thấy ông đặt rất nhiều kỳ vọng vào người kế nhiệm. Đánh giá về ông Nên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nói ông là người “phù hợp yêu cầu công tác cán bộ của TP.HCM, đó là cần một lãnh đạo nắm vững công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, có uy tín, có khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và có bề dày kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau”. Điều đó cho thấy Bộ Chính trị rất tin tưởng vào năng lực và phẩm chất của Chánh văn phòng trung ương Đảng. Hơn nữa, việc quyết định được công bố sau khi Hội nghị 13 bế mạc cho thấy đây không chỉ là sự tín nhiệm của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, mà còn là sự công nhận của toàn thể 180 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Và hẳn nhiên, một tập thể đông đảo sẽ không đặt niềm tin cho một người “võ biền” như lời những kẻ ganh ghét, đố kỵ đang rêu rao…

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cùng người kế nhiệm.

Ngay sau công bố của Thành ủy TPHCM, những đối tượng chống phá đã liên tục có những luận điệu bôi nhọ, gọi ông là “võ biền”, thiếu tri thức, đặc biệt là từ các tổ chức chống phá như Việt Nam Thời Báo, Việt Tân… Thậm chí, chúng đã không ngần ngại đặt điều về vai trò của Chánh văn phòng Trung ương Đảng, khi cho rằng đây là chức danh “rót nước pha trà” không ai biết đến, và Bí thư Nên được “ban tặng” vị trí mới như một “phần thưởng”. Thật nực cười bởi chính những luận điệu của những kẻ luôn miệng tự xưng am tường chính trị lại không thể hiện chút hiểu biết nào về công tác đảng, và cũng phớt lờ luôn thực tế về công tác suốt 3 năm làm Chủ nhiệm văn phòng chính phủ của ông Nguyễn Văn Nên, khi ông có không ít những cuộc tiếp xúc, phát biểu trước báo chí và truyền thông. Người lãnh đạo của một văn phòng trợ giúp tổ chức và điều hành công việc của Ban Chấp hành Trung ương có thật chỉ đi “rót nước pha trà” không ai biết tới hay không, những kẻ rêu rao “dân chủ” hẳn hiểu rõ hơn ai hết. Chỉ có tri thức thấp kém và một nhân cách vấy bẩn mới có thể phán xét về một con người, về một cơ quan và về đảng một cách lệch lạc và kệch cỡm, lố bịch đến như vậy.

Luận điệu xuyên tạc của Việt Tân.

Điều tệ hại hơn, vô số các phần tử khác, trong đó có Việt Tân, đã một lần nữa đem tư tưởng “vùng miền” để xuyên tạc công tác cán bộ, thứ luôn bị Đảng bác bỏ, bằng hiến pháp và bằng luật pháp rất rõ ràng. Dựa vào xuất thân của tân Bí thư, các tổ chức tiếp tục chiêu trò xếp ghế lãnh đạo “phe miền Nam”, “phe miền Bắc”, mà quên rằng cương quyết cấm thái độ kì thị, phân biệt là chủ trương chính sách của Đảng từ những ngày đầu thành lập. Bởi vốn dĩ, kích động vùng miền là “di sản” của chế độ thực dân, của chính sách chia để trị đàn áp nhân dân Việt Nam. Khi đem những luận điệu xuyên tạc mang yếu tố vùng miền, cũng chính là lúc Việt Tân và chân rết cho thấy bản chất không khác gì những kẻ phá hoại đất nước và dân tộc Việt Nam 100 năm trước. Những lỗ hổng kiến thức sơ đẳng về đảng, về lịch sử được tung hê bởi những kẻ đang núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, quả thật không có một sự lố lăng nào có thể sánh bằng.

Lợi dụng một quyết định đã được cân nhắc của Bộ chính trị, được sự đồng tình của 180 ủy viên Ban chấp hành trung ương, và “vận dụng” dùng chính sự lệch lạc về kiến thức và tư tưởng để làm công cụ xuyên tạc, lèo lái dư luận là “đặc sản” của những kẻ đang dùng cái danh “dân chủ” để phá hoại công tác nhân sự đảng. Tiếc thay, chúng lại tự vạch lưng cho thấy bản chất phá hoại, đi ngược ý chí của dân tộc Việt Nam bằng chính những luận điệu lố lăng và cơ hội của mình.

MINH KHUÊ

Đọc nhiều