419
category
397740

Trò hề với cái gọi là ‘Nhà xuất bản Tự do’

sông trà 30/05/2020 18:00

Ở Việt Nam, nhu cầu tự do của người dân không bao giờ bị mất và bị dập tắt dưới chế độ mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang theo đuổi. Và xét ở lĩnh vực báo chí – xuất bản cũng vậy, các thế hệ nhà văn, nhà báo luôn có quyền tự do ngôn luận để nói lên tiếng nói vì công lý, vì sự tiến bộ xã hội.

Mới đây, đài RFA đưa một thông tin ‘nóng’ với tiêu đề ‘Nhà xuất bản Tự do được đề cử giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản quốc tế’. Thông tin này dĩ nhiên nhận được nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận, nhất là những người yêu nước, tôn trọng sư thật vì ở Việt Nam không có cái gọi là ‘Nhà xuất bản Tự do’.

Việt Nam không tồn tại ‘Nhà xuất bản Tự do’

“Tự sướng” với nhau

Theo như lời giới thiệu thì ‘Nhà xuất bản Tự do’ là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào ngày 14 tháng 2 năm 2019, với tinh thần lan tỏa tri thức và tự do thông tin.

‘Nhà xuất bản’ này hoạt động độc lập, với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền, không được chính quyền Việt Nam chấp nhận. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí.

Lướt qua chuyên mục ‘cửa hàng sách’, chúng ta dễ thấy tất cả các đầu sách đều do các tác giả là người Việt Nam – nói đúng hơn là những cây bút “rân chủ” viết, trong số đó có những người đã bị trục xuất khỏi Việt Nam, cũng có những ngwoif đã và đang bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Cụ thể, một vài tác phẩm như: Chính trị bình dânPhản kháng phi bạo lực của tác giả Phạm Đoan TrangDự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam của tác giả Nguyễn Trang NhungNhững mảnh đời sau song sắt của tác giả Phạm Thanh NghiênHọc chính sách công qua chuyện đặc khu của ba tác giả Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan TrangAnh Ba Sàm của nhiều tác giả….

Ngoài ra, trên trang chủ của ‘Nhà xuất bản Tự do’ này còn nói xằng bậy  rằng, chính quyền Việt Nam từng nhiều lần đàn áp giới văn nghệ sĩ, nhằm bịt những tiếng nói đối lập, phản biện. Từ các chiến dịch đàn áp nổi tiếng như “Nhân văn Giai phẩm”, “nhóm xét lại chống đảng”, đến các vụ án “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do”, từ những vụ bắt giam, cầm tù, sách nhiễu các nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chí Dũng, Lê Anh Hùng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Thư…, đến việc săn lùng người viết, người làm sách; đánh đập, sách nhiễu người giao sách, người đọc sách của Nhà xuất bản Tự do…

Vì thế, khi thông tin ‘Nhà xuất bản Tự do được đề cử giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản quốc tế’, dưới con mắt của những “rận dân chủ”, chúng sẽ “tự sướng” với nhau, hoan hỉ chúc mừng nhau âu cũng là lẽ thường tình. Một số người nói: “Chúc mừng ‘Nhà xuất bản Tự do’ đã can đảm in ấn những tác phẩm có nội dung trong sáng, chân thực để phục vụ nhân dân trong và ngoài nước”.

Tuy nhiên, có nhiều sự thật mà bản thân các “cây bút rân chủ” viết cho ‘Nhà xuất bản Tự do’, cùng một số báo đài hải ngoại như RFA… đã tự xưng mang trong mình sứ mệnh ‘tự do thông tin’ đã không dám viết đó là:  Hiện nay ở Mỹ đang biểu tình và bạo loạn, cướp bóc tràn lan vì mất dân chủ….v..v.

 Những sự việc to đùng như thế  mà không thấy “cây bút rân chủ’ nào viết. Từ đó, đặt ra một vấn đề:  Với những tin sự thật kiểu như vậy thì không được phép đăng. Còn ở Việt Nam, chỉ cần 1 sự việc bằng ‘con Kiến’ thì các “nhà rân chủ” cũng tô vẽ cho bằng ‘con Voi’?

Qua đây cũng lộ rõ bản chất của một số thế lực thù địch, tổ chức/cá nhân phản động, lưu vong biết nói Tiếng Việt, nhưng ngày đêm cứ ra rả chửi về Việt Nam và xuyên tạc tình hình Việt Nam.

Việt Nam không có ‘Nhà xuất bản Tự do’

Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị ghi rõ: Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết; xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Quy định này đã mặc nhiên thừa nhận các dân tộc có quyền tự quyết lựa chọn chế độ chính trị; quyền và nghĩa vụ công dân đều do pháp luật của mỗi quốc gia quy định.

Nên, khách quan mà nói, pháp luật mỗi quốc gia cũng luôn mang tính chính trị, lịch sử và đặc thù về văn hóa. Và pháp luật của Việt Nam nói chung, pháp luật về quyền tự do ngôn luận nói riêng cũng vậy, nó luôn luôn có mục tiêu bảo vệ chế độ xã hội.

Pháp luật Việt Nam quy định, những hành vi đăng, phát hành thông tin xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… đều bị pháp luật xử lý.

Mở rộng vấn đề, ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/07/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng… Các quy định trên được thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội.

Trở lại với vấn đề trên, theo con số từ Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có 55 Nhà xuất bản, trong đó 43 Nhà xuất bản Trung ương, 12 Nhà xuất bản địa phương được cấp phép hoạt động. Tất cả đều tuân theo nguyên tắc của Sắc luật về quyền tự do xuất bản.

Nói thẳng ra, Việt Nam không hề tồn tại cái gọi là ‘Nhà xuất bản Tự do’ nói trên. Nhà xuất bản này đã không có giấy phép hoạt động, lại xuất bản và phát hành các ấn phẩm không có sự kiểm duyệt của chính quyền, không được chính quyền Việt Nam chấp nhận. Đáng lên án ở chỗ, vì mục đích và quyền lợi của một nhóm “rân chủ” nhỏ, họ sẵn sàng xâm phạm lợi ích quốc gia – dân tộc Việt Nam.

Nói như TS. Cao Đức Thái – nguyên Viện trưởng Viện Nhân quyền, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Công dân muốn được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin thì phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước, các quyền và lợi ích của người khác. Ngược lại, các quyền này có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ nếu có hành vi vi phạm pháp luật”.

Điều này cũng có nghĩa, cũng như các quyền khác của con người, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí – xuất bản… phải do pháp luật quy định và trong khuôn khổ pháp luật, quy định rõ mối quan hệ giữa quyền với nghĩa vụ công dân.

Hiện, những quy định của pháp luật Việt Nam hoàn toàn tương thích, phù hợp với luật quốc tế về quyền con người. Tức là,  việc hạn chế các quyền và không thừa nhận sự tồn tại của ‘Nhà xuất bản Tự do’ là cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội… là một tất yếu.

Tựu trung lại, nhu cầu tự do của người dân không bao giờ bị mất và bị dập tắt dưới chế độ mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang theo đuổi. Và xét ở lĩnh vực báo chí – xuất bản cũng vậy, các thế hệ nhà văn, nhà báo chân chính luôn có quyền tự do ngôn luận để nói lên tiếng nói vì công lý, vì sự tiến bộ xã hội.

Nên, sự việc ‘Nhà xuất bản Tự do được đề cử giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản quốc tế’ chẳng khác gì một trò hề của những “nhà rân chủ” và những tổ chức “đội lốt” nhân quyền.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều