419
category
416112

Tranh cãi về việc nên bỏ hay giữ kỳ thi THPT quốc gia

Hải Anh 02/08/2020 19:14

Gần đây, nên hay không nên tổ chức kỳ thi THPT lúc dịch bệnh bùng phát trở lại đang là vấn đề gây nhiều tranh luận trong cộng đồng. Tuy nhiên nhiều đối tượng chống phá đã không từ thủ đoạn, lợi dụng việc đề nghị xét tốt nghiệp thay cho kỳ thi để làm sai lệch ý nghĩa, mục đích của kỳ thi, gây hoang mang dư luận từ đó làm giảm hình ảnh, uy tín của Ngành giáo dục.

Thực tế, không sai khi nhiều người lo lắng về kỳ thi THPT quốc gia diễn ra trong khi dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Nhiều người lo lắng dịch bệnh ảnh hưởng đến kỳ thi, đến sức khỏe của con cái là chuyện hết sức bình thường. Trước tình hình đó, nhiều địa phương đã nghĩ đến cách thay đổi kế hoạch, lùi thời gian của kỳ thi, tuy nhiên nhiều kẻ đã lợi dụng việc này để hô hào việc bỏ hẳn thi tốt nghiệp THPT.

Nhiều kẻ đã lợi dụng việc này để hô hào việc bỏ hẳn thi tốt nghiệp THPT.

Trong bài viết của mình, Nguyễn Đình Trọng nói về tỷ lệ đậu tốt nghiệp các năm qua quá cao, mà tốn kém quá nhiều nguồn lực, nhân lực, tài chính… ; đồng thời người này còn cho rằng dịch Covid-19 đe doạ cho sự an toàn và an ninh quốc gia. Cuối cùng tác giả chốt lại “hãy vì an ninh quốc gia, vì an toàn cho học sinh và người liên quan, vì phải tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch quyết liệt này. Tôi có ý kiến nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT này đi, mà hãy xét tốt nghiệp cho các em thông qua học bạ 3 năm cấp 3 là được”

Nhưng xin thưa, bỏ hay không bỏ thi tốt nghiệp sẽ có sự tính toán, quyết định kỹ càng từ Bộ giáo dục. Nhưng thiết nghĩ không nên bỏ kỳ thi này. Việc xét tuyển vào các trường ĐH sẽ như thế nào? Không thể lấy học bạ mà xét tuyển (trừ xét học bạ từ 1 số trường chuyên có tên tuổi, nhưng cũng chỉ lấy 1 tỷ lệ rất ít, vài phần trăm như hiện nay). Thi tuyển, xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT như những năm vừa qua là hợp lý nhất. Tôi có con và cháu học ở 2 trường THPT khác nhau ở TP HCM, 1 đứa học ở trường công có tên tuổi, 1 đứa học ở trường tư tầm tầm. Học bạ đứa trường tư có điểm đẹp và cao hơn hẳn đứa học ở trường công, nhưng học lực thật sự đứa học trường tư kém rất xa đứa kia (3/10, chưa kể đến chuyện chênh lệch rất lớn giữa trường ở TP lớn và trường ở vùng sâu, vùng xa). Gần đây rộ lên chuyện “Siêu nhân học bạ toàn điểm 10” cho thấy sự bất cập trong việc xét tuyển qua học bạ. Sẽ ra sao khi trường ĐH Y Dược TW, ĐH Bách Khoa xét tuyển bác sĩ, kỹ sư tương lai theo học bạ “đểu” rất phổ biến hiện nay. Do đó học bạ không phản ánh được học lực của học sinh.

Kì thi THPT quốc gia chính là khâu kiểm tra cuối cùng của một công dân để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” trước khi bước vào xã hội, nó chính là đầu ra của giáo dục. Nếu chúng ta bỏ qua khâu này hoặc làm một cách hời hợt thì chắc chắn chất lượng nền giáo dục đất nước sẽ đi xuống rất nhiều. Nhiều học sinh đã ngày đêm ôn thi cật lực chuẩn bị cho kỳ thi này, vậy nên chúng ta không nên bỏ mà nên hoãn. Hơn nữa, nhiều địa phương đã thể hiện quyết tâm cao tổ chức thi. Nếu không tổ chức đúng kế hoạch thì ảnh hưởng lớn đến việc xét tuyển cao đẳng, đại học của các trường. Hoãn thi sẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất hiện nay để đảm bảo sức khoẻ cho các em cũng như cho cộng đồng. Chúng ta phải nghĩ cho tâm trạng các em bây giờ và không thể bỏ thi hoàn toàn kỳ thi này.

Đồng thời, một vấn đề nữa là chúng ta cần xác định đây là một kỳ thi quốc gia, phản ánh kết quả học lực của toàn bộ học sinh trên cả nước, chứ không phải là kỳ thi để lấy thành tích đẹp. Học cho ra học, thi phải nghiêm túc. Chỉ cần nhìn vào kết quả 2 năm phong trào “Hai không” để thấy tỉ lệ THẬT đỗ tốt nghiệp chỉ khoảng 50-60%. Bộ giáo dục nên nhìn thẳng vào sự thật, kết quả thật để có điều chỉnh hợp lý trong dạy học

Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên bỏ mà cần làm tốt hơn, nó đánh giá tương đối chính xác năng lực của học sinh. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp diễn ra, do đó chúng ta, đặc biệt là các bậc phụ huynh, học sinh cần tỉnh táo trước những thông tin không chính thống, sai lệch trên mạng xã hội, cập nhật các thông tin chính thống để có kế hoạch ôn tập tốt, đạt kết quả cao trong kỳ thi. Còn về việc thay đổi hay không, hoãn hay không hoãn chúng ta cùng nhờ những tính toán, quyết định từ Bộ giáo dục và Chính phủ.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều