Tổng thống Donald Trump rảo bước khỏi Nhà Trắng giữa bạo loạn, mật vụ Mỹ đứng đầy đường

Thành Nhân 02/06/2020 08:57

Tổng thống Trump hôm 1/6 (giờ địa phương) đã bất ngờ bước ra khỏi Nhà Trắng để tới một nhà thờ gần đó, trong bối cảnh tình hình an ninh tại thủ đô Washington vẫn rối ren.

Cảnh sát bắn hơi cay dọn đường, TT Trump phát biểu giữa tiếng trực thăng và tiếng la ó - Ảnh 3.
Ông chụp ảnh cùng cuốn kinh thánh bên ngoài nhà thờ.

Sau khi kêu gọi người dân hãy kết thúc các cuộc biểu tình và bạo loạn diễn ra tại hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái bất ngờ khi tới thăm nhà thờ Thánh John ở gần Nhà Trắng.

Một số kênh truyền thông Mỹ như The New York Times, CNN ngày 1/6 (giờ địa phương) đưa tin, vào chiều tối cùng ngày, Tổng thống Donald Trump đã có bài phát biểu tại Vườn Hồng của Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng kể từ khi các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra tại Mỹ.

Sau bài phát biểu, ông cùng các quan chức di chuyển sang Nhà thờ St. John gần Nhà Trắng. Hôm 31/5, nhà thờ này – vốn được mệnh danh là “Nhà thờ Tổng thống” – đã xuất hiện những đám cháy lớn do cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

“Chúng ta là đất nước vĩ đại nhất thế giới. Hãy giữ cho nó tốt đẹp và an toàn”, RT trích lời phát biểu ông Trump trước nhà thờ Thánh John, nơi đã bị phá hoại do các cuộc bạo loạn tại thủ đô Washington vào tối 31/5 vừa qua.

Tại nhà thờ St.John, Tổng thống Trump chụp một vài bức ảnh kỷ niệm với quyển Kinh thánh trong tay. “Chúng ta có một quốc gia vĩ đại… Nó đang trở lại và nó sẽ trở lại mạnh mẽ. Nó sẽ vĩ đại hơn bao giờ hết”, ông nói tại St.John.

Tuy nhiên, đáng chú ý là, theo truyền thông Mỹ, phát biểu của Tổng thống Trump vang lên giữa tiếng máy bay trực thăng trên không với tiếng la ó của người biểu tình.

Được biết, trước đó cảnh sát đã dùng hơi cay, đạn cao su giải tán đám đông, mở đường cho ông chủ Nhà Trắng sang thăm nhà thờ.

RT cho biết, tình hình tại thủ đô Washington đang hết sức căng thẳng, và hiện có khoảng 1.700 binh sĩ thuộc Vệ binh quốc gia đã được triển khai tại đây trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở thành phố này không có dấu hiệu lắng xuống.

Cảnh sát bắn hơi cay dọn đường, TT Trump phát biểu giữa tiếng trực thăng và tiếng la ó - Ảnh 1.
Ông Trump cùng các mật vụ rảo bước tại công viên Lafayette bên ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Ông Trump trong vòng vây của các mật vụ. Ảnh: Twitter
Cảnh sát bắn hơi cay dọn đường, TT Trump phát biểu giữa tiếng trực thăng và tiếng la ó - Ảnh 2.
Tổng thống Trump đi bộ qua Công viên Lafayette sang thăm nhà thờ St. John.
Ông Trump cùng các quan chức Nhà Trắng đứng trước nhà thờ Thánh John. Ảnh: Twitter
Hình ảnh ông Trump rảo bước khỏi Nhà Trắng giữa bạo loạn
Ông Trump cùng các quan chức Nhà Trắng đứng trước nhà thờ Thánh John. Ảnh: Twitter
Cảnh sát bắn hơi cay dọn đường, TT Trump phát biểu giữa tiếng trực thăng và tiếng la ó - Ảnh 4.
Mật vụ Nhà Trắng mang súng trường bắn tỉa, hộ tống Tổng thống.

Điều hàng nghìn binh sĩ đến dẹp loạn

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/6 cho biết đã điều hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát “được vũ trang hạng nặng” để ngăn chặn các cuộc biểu tình, cướp phá ở Washington.

“Những gì xảy ra ở Washington đêm qua hoàn toàn là một sự ô nhục. Tôi đang điều động hàng nghìn binh sĩ vũ trang, quân nhân và nhân viên thực thi pháp luật để ngăn chặn bạo loạn, cướp bóc, phá hoại, tấn công và hôi của”, Tổng thống Trump cho hay.

Cảnh sát thẳng tay trấn áp người biểu tình

Ông Trump cũng cảnh báo hình phạt mạnh mẽ đối với những người tổ chức các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, đồng thời cáo buộc họ đang thực hiện “các hành động khủng bố trong nước”.

“Tôi muốn những người tổ chức vụ khủng bố này được thông báo rằng họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt hình sự nghiêm khắc và một bản án dài trong nhà tù”, ông Trump nói trong khi cảnh sát đang phải sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình ngay bên ngoài Nhà Trắng.

Cựu Tổng thống Mỹ Obama lên án biểu tình bạo lực

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, lên tiếng trước bất công là điều cần thiết, nhưng không điều gì có thể ngụy biện cho bạo lực, cướp bóc và những hành vi phá hoại nguy hiểm đang được thực hiện bởi một số người biểu tình.

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama

“Một số người đã dùng đến bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau, cho dù là cơn giận nhất thời hay chủ nghĩa cơ hội, cũng khiến những người vô tội gặp nguy hiểm”, ông Obama chia sẻ trên trang cá nhân.

“Tôi đã chứng kiến một phụ nữ da đen lớn tuổi rơi nước mắt vì cửa hàng tạp hóa duy nhất trong khu phố của cô đã bị tàn phá. Bài học lịch sử chỉ ra rằng có thể mất nhiều năm để khôi phục lại cửa hàng ấy.

Đừng nguỵ biện cho bạo lực, hợp lý hóa hay tham gia vào nó. Nếu chúng ta muốn hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta và xã hội Mỹ nói chung hoạt động theo một quy tắc đạo đức cao hơn, thì chúng ta phải tự thân mô hình hóa bộ quy tắc đó”.

Tuy nhiên, ông Obama vẫn ca ngợi những người đã dũng cảm lên tiếng trước bất công, thay vì im lặng trước vấn nạn phân biệt chủng tộc tồn tại âm ỉ hàng thế kỷ ở Mỹ.

“Khi hàng triệu người trên khắp đất nước xuống đường lên tiếng để đáp trả vụ sát hại George Floyd và vấn đề liên quan đến công lý bất bình đẳng, nhiều người đã đưa ra câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể duy trì động lực để mang lại những đổi thay thực sự.

Làn sóng phản đối trên khắp đất nước thể hiện nỗi thất vọng cùng cực và chính đáng đối với thất bại kéo dài hàng thập kỷ để cải cách hành vi cảnh sát và hệ thống tư pháp hình sự rộng lớn ở Mỹ.

Bài viết của ông Obama.

Phần lớn những người tham gia đã thể hiện sự ôn hòa, can đảm, trách nhiệm và truyền cảm hứng. Họ xứng đáng được chúng ta tôn vinh và hỗ trợ, thay vì lên án, đây là điều mà cảnh sát ở các thành phố như Camden và Flint đã thấu hiểu”, ông Obama phân tích.

Bên cạnh biểu tình, công dân Mỹ cần tỉnh táo dành những lá phiếu của mình cho những người họ tin rằng có thể mạnh tay cải cách, thay vì hứa suông và im lặng trước nạn phân biệt chủng tộc. Những đổi thay chỉ có thể xuất hiện từ hành động cụ thể và nước Mỹ cần bầu ra một Tổng thống nhận thức sâu sắc được vấn đề này.

“Chúng ta nên đấu tranh để đảm bảo có một Tổng thống, một Quốc hội, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và một cơ quan tư pháp liên bang nhận ra phân biệt chủng tộc đang tàn phá xã hội và có hành động cụ thể, đồng thời cải cách các sở cảnh sát và hệ thống tư pháp hình sự làm việc ở cấp tiểu bang và địa phương.

Nếu chúng ta có thể hướng sự tức giận chính đáng của mình vào hành động hòa bình, bền vững và hiệu quả, thì khoảnh khắc này có thể là bước ngoặt trong hành trình dài của nước Mỹ để sống theo lý tưởng cao nhất của chúng ta”, ông Obama kết luận.

Thành Nhân

Đọc nhiều