Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng

12/12/2020 10:32

Mới đây, hàng loạt tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới: WorldBank, IMF, Standard Chartered… đều đã công bố những báo cáo dự đoán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Trong đó đặc biệt khẳng định dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam cao hơn mức 4,5% dự kiến của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, hiện đang trên đà phục hồi vô cùng tốt.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5,5% cho năm 2024. Ảnh minh hoạ.

Theo đó, dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam cao hơn mức 4,5% dự kiến của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, xếp sau Campuchia (6,1%) và Philippines (5,8%) ở Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới cho biết trong bản báo cáo “Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4 năm 2024”.

Trước đó, theo Báo cáo kinh tế-xã hội quý 1/2024 do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý đầu năm 2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 của các năm từ 2020-2023.

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tích cực.

Trước đó, Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,7%, với mức tăng trưởng tăng từ 6,2% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm lên 6,9% trong nửa sau.

Các nhà nghiên cứu của HSBC hồi tháng 1 cho rằng Việt Nam đang trên đà phục hồi, có khả năng quay trở lại xu hướng tăng trưởng 6% vào năm 2024.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới và cho biết tăng trưởng kinh tế của Thái Lan được dự đoán ở mức 2,8% vào năm 2024, giảm so với mức 3,2% dự kiến vào tháng 12 năm ngoái do triển vọng xuất khẩu và đầu tư công ảm đạm hơn.

Theo báo cáo, tăng trưởng của Thái Lan bị cản trở do lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài yếu và đầu tư công chậm lại do ngân sách tài chính bị trì hoãn.

Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 1,9% vào năm 2023 và giảm 0,6% trong quý cuối cùng của năm ngoái so với quý 3.

Du lịch và tiêu dùng cá nhân sẽ là động lực chính cho nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Trong khi đó, xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 5% trong năm nay nhờ thương mại toàn cầu thuận lợi, ngân hàng cho biết trong một tuyên bố.

Khách du lịch trong nước được dự đoán sẽ đạt 90% mức trước đại dịch trong năm nay, trong đó du khách Trung Quốc, nguồn khách du lịch lớn nhất của Thái Lan, dự kiến sẽ đạt 62% mức trước đại dịch. Ngân hàng Thế giới cho biết, sự phục hồi du lịch của quốc gia dự kiến sẽ trở lại mức trước đại dịch vào giữa năm 2025.

Nhìn về phía trước, sẽ có những rủi ro tăng giá đối với nhu cầu trong nước nếu kế hoạch phân phát ví kỹ thuật số của chính phủ được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về căng thẳng địa chính trị gia tăng và giá dầu cao, điều này có thể gây ra một đợt lạm phát tăng đột biến khác do vương quốc này phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nêu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành đạt khoảng 3,86 nghìn tỷ USD. Trong đó, xếp số 1 khu vực là Indonesia với quy mô GDP ước đạt 1,42 tỷ USD.

Thái Lan đứng thứ hai với quy mô GDP ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

Theo IMF, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực.

Bảo Trâm

Đọc nhiều