Tôn Trung Sơn đối thoại Thủ tướng Nhật Tsuyoshi Inukai về Việt Nam

30/08/2019 11:44

Chuyện kể rằng, trong một bữa tiệc thiết đãi Tôn Trung Sơn ở Tokyo vào năm 1911. Chủ bữa tiệc, Tsuyoshi Inukai (Thủ tướng Nhật Bản từ 1931 đến 1932) hỏi Tôn Trung Sơn: Ngài nghĩ gì về người Việt Nam?

Tôn Trung Sơn đã trả lời: Người Việt Nam có căn tính nô lệ, xưa họ bị chúng tôi thống trị nay lại bị người Pháp thống trị, họ không thể có một tương lai thực sự sáng sủa.

Inukai nói: Tôi không đồng ý với ngài về điểm này. Mặc dù hiện nay họ chưa độc lập, họ đã là dân tộc duy nhất trong nhóm Bách Việt đã chống lại thành công quá trình Hán hóa. Một dân tộc như vậy sớm muộn cũng dành được độc lập của chính mình.

Tôn Trung Sơn đã đỏ mặt vì hiểu ngài Inukai biết rõ ông ta là người Quảng Châu (Bách Việt), lại là người dân tộc bị Hán hóa đến mức mất đi hoàn toàn bản sắc văn hóa của mình, tự coi mình là người Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn và Thủ tướng Nhật Tsuyoshi Inukai
Tôn Trung Sơn (trái) và Thủ tướng Nhật Tsuyoshi Inukai (phải)

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1912, ông nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho tướng Thanh là Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa, nhưng sau đó Viên Thế Khải bội ước, khiến ông phải lưu vong sang Nhật.

Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Đài Loan và được coi là người tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại oanTrung Quốc. Vợ của ông là Tống Khánh Linh, cũng là một nhân vật cách mạng nổi tiếng.

Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông (Bách Việt ngày xưa) trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Tuy nhiên sau đó ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

NP

Tags :
Đọc nhiều