8
category
582631

“Tôi đã sai khi nói ông Bộ trưởng Tài chính phát biểu cẩu thả”

13/01/2022 18:00

Mới đây, sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc tại miếng đất ở Thủ Thiêm đã gây xôn xao dư luận. Rất nhiều ý kiến, rất nhiều những đồn đoán và trong số đó có cả những lời xin lỗi. Nhà báo Hoàng Hải Vân đã có lời xin lỗi với Bộ trưởng Bộ Tài Chính  về phát ngôn xoay quanh sự việc này. BBT xin trích dẫn để bạn đọc có những góc nhìn toàn cảnh.

Tại cuộc thảo luận của Quốc hội ngày 4/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm với giá cao bất thường “là điển hình làm nhiễu loạn thị trường”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Do chưa hiểu hết những cảnh báo từ phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nên tôi đã cho rằng, “ông Bộ trưởng Tài chính phát biểu cẩu thả”. Chỉ mấy ngày sau khi ông Bộ trưởng phát biểu, những gì đã và đang diễn đúng như lời ông nói. Tôi đã sai khi bộp chộp quy kết ông Bộ trưởng.

Tôi xin lỗi ông Bộ trưởng về sự bộp chộp này. Sự thật về sự nhiễu loạn trên thị trường khi Tân Hoàng Minh tuyên bố đơn phương huỷ hợp đồng mua đất, dù nhà đầu tư này chịu mất gần 600 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, nhưng hậu quả là ngoài sức tưởng tượng của chúng ta trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ tính riêng 2 cổ phiếu được hưởng lợi từ thông tin của cuộc đấu giá là CII và NBB có đất ở Thủ Thiêm sau khi tăng nóng liên tục đã có 2 phiên giảm sàn với dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu không có người mua. Ngoài ra, nhiều công ty khác được cho là “hưởng lợi” từ sự lan toả giá đất Thủ Thiêm cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hàng ngàn, hàng chục ngàn nhà đầu tư “đu đỉnh” theo những cổ phiếu này không biết đến bao giờ thì thoát hàng ra được. Hiệu ứng dắt dây là những cổ phiếu nóng kia được các công ty chứng khoán cho vay với tỷ lệ cao nhất trên thị trường, mỗi phiên giảm 7% nhưng không bán được, khi hụt margin, các công ty chứng khoán buộc phải bán những cổ phiếu khác trong tài khoản của họ để giữ an toàn, khiến cho những cổ phiếu an toàn nhất cũng quay đầu giảm. Nếu không còn gì bán để thu nợ thì bản thân các công ty chứng khoán cũng phải chịu rủi ro mất tiền cho vay đối với những cổ phiếu kia. Hậu quả này chưa biết đến bao giờ mới được khắc phục.

Dư luận đồn rằng, ông chủ Tân Hoàng Minh cùng với phe nhóm quyết định bỏ giá cao để đẩy giá đất xung quanh lên, trước đó đã âm thầm thâu tóm đất đai và cổ phiếu, khi thị trường tăng nóng tới đỉnh họ liền xả hàng để thu lợi, sau đó chịu mất cọc để huỷ hợp đồng. Số tiền 600 tỷ đồng chẳng bỏ bèn gì với số lợi mà họ thu được. Vì không có bằng chứng nên tôi nghĩ rằng đó là thuyết âm mưu.

Việc Tân Hoàng Minh đã đơn phương xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm. Kết quả này có lẽ đã được nhiều người dự báo từ trước. Bởi theo nhiều phân tích, với mức giá hơn 2,4 tỷ đồng một mét vuông, doanh nghiệp sẽ xây dựng gì trên đó để có lãi?

Theo nhiều chuyên gia, việc cố tình đấu giá với mức cực cao đã gây nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản: tạo ra một đỉnh giá mới, khiến thị trường dậy sóng, nguy cơ gây bong bóng bất động sản…

Nhưng tôi thắc mắc:
– Ai thiệt hại nhiều nhất trong vụ này, người đầu tư bất động sản lướt sóng ăn theo hay người chơi cổ phiếu bất động sản?
– Liệu vấn đề đấu giá đất đai đang tồn tại kẽ hở không? Khi Tân Hoàng Minh từng một lần trúng thầu rồi lại đề nghị hủy kết quả, sau đó đề nghị được tiếp tục mua, cuối cùng chuyển nhượng lại cho đơn vị khác.

Sự thật xung quanh ông chủ Tân Hoàng Minh có lẽ không chỉ có vậy. Nhưng tôi vẫn không nói gì được về thuyết âm mưu, hãy chờ nó trở thành hiện thực vậy.

Một lần nữa xin lỗi ông Bộ trưởng Tài chính về sự bộp chộp của tôi”.

T.H

Đọc nhiều