28
category
343025

Toàn cảnh bãi cọc trong trận chiến nhấn chìm quân Mông – Nguyên

21/12/2019 17:25

Tất cả cọc xuất lộ đều bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Kết quả giám định cho thấy bãi cọc có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Từ ngày 27/11 đến ngày 19/12, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố rộng 950 m2 tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Kết quả phát hiện 27 cọc. Cụ thể, hố 1 diện tích khai quật 280 m2 có 17 cọc; hố 2 diện tích 198 m2 có 2 cọc và hố 3 diện tích 472 m2 với 8 cọc. Ảnh: Sở VHTT Hải Phòng.
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 1 3.jpg
Chiều 20/12, các nhà khoa học, chuyên gia cùng lãnh đạo TP Hải Phòng thực địa tại bãi cọc vừa được khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ. Bước đầu, các nhà khoa học nhận định bãi cọc này thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 – năm 1288. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Mông – Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn.
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 2 4.jpg
Giáo sư Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử – Khảo cổ – Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đánh giá đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, mở ra những nghiên cứu mới, thậm chí làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 3 5.png
Dự vào địa tầng có thể đoán định khu vực xuất lộ cọc là một bãi bồi ven sông, đã bị phủ lấp qua thời gian. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám có thể được chôn, đóng xuống lớp bùn đen lẫn cát hoặc xuyên qua cả sinh thổ.
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 4 New_Picture_(9).png
Cọc phân bố so le, không thẳng hàng, cách nhau theo chiều đông tây khoảng 57 m, chiều bắc nam 3,5 – 5 m; kích thước các cọc không đều nhau, loại nhỏ đường kính 10-18 cm, loại lớn 28-32 cm, cá biệt có cọc có đường kính 37-40 cm…
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 5 c.jpg
Tất cả các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Đây có thể là loại gỗ sến nhựa và lim.
Toan canh bai coc trong tran chien nhan chim quan Mong - Nguyen hinh anh 6 b.jpg
Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Căn cứ vào kết quả giám định niên đại cho thấy có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII. Trong trận chiến này, quân Mông – Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn. Chúng đã bị nhấn chìm toàn bộ xuống lòng sông Bạch Đằng.
Vị trí bãi cọc Cao Quỳ. Ảnh: Google Maps.

Hồng Anh (Theo Sở VHTT Hải Phòng)

Đọc nhiều