Tổ hợp tên lửa Gibka-S của Nga: Ý tưởng hoàn hảo cho phòng không Việt Nam?

Hoài Nam 02/01/2020 10:00

Từ thế kỷ trước, tổ hợp tên lửa phòng không Gibka-S đã xuất hiện trong biên chế của Hải quân Nga nhưng mới đây, tổ hợp này đã được cho ‘lên bờ’.

Từ năm 2016, Nga đã bắt đầu giới thiệu tổ hợp tên lửa mang tên Gibka-S và dự kiến vào năm nay, 2020, Nga sẽ bắt đầu trang bị tổ hợp này cho lực lượng lục quân. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Tổ hợp Gibka-S bao gồm tối đa 6 hệ thống phòng không MANPADS với các bệ phóng đặt trên khung gầm xe thiết giáp Tiger và được đồng bộ hóa toàn bộ. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Quá trình đồng bộ hóa của tổ hợp này sẽ bắt đầu bằng việc lấy tọa độ mục tiêu từ các nguồn tin tình báo khác như radar cố định, radar cảnh báo sớm,… và tổ hợp sẽ tự tính toán phần tử bắn. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Với những tổ hợp Gibka-S hoạt động độc lập, nó sẽ được trang bị kèm các trạm radar di động cỡ nhỏ mang tên Garmon với khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 40km, tầm cao 10km và bay với tốc độ thấp hơn 700 mét/giây. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Điểm đặc biệt của tổ hợp này đó là nó có thể sử dụng được cả hai loại tên lửa phòng không vác vai của Nga bao gồm Igla-S và Verba. Tùy từng loại tên lửa này mà hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của Gibka-S sẽ khác nhau. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Cụ thể, với Igla-S, Gibka-S có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng và máy bay không người lái ở phạm vi 6 km, cao độ mục tiêu tối đa 3,5 km và đạn tên lửa sẽ khóa mục tiêu bằng hồng ngoại. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Với Verba, tổ hợp này hiện đại hơn khi mới chỉ được Nga đưa vào sử dụng năm 2014, có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ di chuyển với tốc độ cao như đạn pháo khoảng cách dưới 6 km và cao dưới 4,5 km. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Đặc điểm quan trọng của tổ hợp vũ khí mới là tính di động cao. Tính năng cao của xe “Tiger” có thể tăng tốc lên 140 km mỗi giờ, cho phép nhanh chóng cơ động đến khu vực cần thiết, bảo vệ các công trình và hộ tống đoàn xe. Nguồn ảnh: Rumil.

 

Có thể nói, tổ hợp tên lửa phòng không Gibka-S là một phương tiện phòng không cơ động cao cực kỳ hiệu quả, thích hợp với lối đánh phòng không du kích và đặc biệt phù hợp với Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.

Trước đó tại Hội nghị quân chính toàn quân vừa diễn ra. Việt Nam đã tự sản xuất vũ khi phòng không tầm thấp. Theo những hình ảnh được công bố có thể dễ dàng nhận thấy, trên module tác chiến được gắn hệ thống trinh sát quang điện tử với kính ngắm ảnh nhiệt do Việt Nam sản xuất.

Vũ khí chính của tổ hợp này là các tên lửa phòng không vác vai Igla cũng do chúng ta tự chế tạo theo giấy phép của Nga. Ngoài ra, chúng ta còn thấy được cả trạm cấp điện cũng như cơ cấu điều khiển từ xa cho module tác chiến, cho thấy đây mà vũ khí khá hiện đại, giúp nâng cao khả năng phòng không cho bộ binh trước mối đe dọa từ phương tiện tấn công đường không.

Tên lửa phòng không tầm thấp do VN nghiên cứu và chế tạo

Tuy thông tin về tổ hợp này không được công bố nhưng với trang bị vũ khí chính là Igla cho thấy vũ khí này có thể hạ mục tiêu ở cự ly đến 5,2km, độ cao 3,5-4km. Được biết, trước khi tổ hợp phòng không tự hành với Igla được công bố, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công hệ thống phóng phòng không trên hạm với vũ khí chính là Igla.

Hoài Nam (tổng hợp )

Đọc nhiều