419
category
388763

Tổ chức Phóng viên không biên giới trò hề về “tự do tôn giáo”

Hồng ĐInh 27/04/2020 15:14

Cụ thể, bình luận về việc Tổ chức Phóng viên không biên giới ngày 18-4 đã ra báo cáo về tự do báo chí năm 2019, trong đó xếp Việt Nam đứng thứ 176/180 nước về tự do báo chí.

Phát biểu về kết luận này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: “Đây không phải lần đầu tiên Tổ chức Phóng viên không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và dụng ý xấu. Việc Tổ chức Phóng viên không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ và không thực sự hiểu rõ về điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy và thuyết phục”.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng lên tiếng về báo cáo của Tổ chức Phóng viên không biên giới sai sự thật và có dụng ý xấu

Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định, tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản luật và quy định khác. Báo chí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước.

Việc các chính phủ phương Tây quản lý, sử dụng báo chí tăng cường truyền thông nhằm phục vụ cho lợi ích và làm đẹp hình ảnh của họ. Còn đối với các quốc gia bất đồng chính kiến, một số quốc gia thuộc nhóm khác về hình thái chính trị như Việt Nam thì họ tìm cách can thiệp hoặc lũng đoạn tình hình bằng thông tin báo chí.

Năm 1950, CIA bắt đầu thực hiện Chương trình “Kiểm soát nhận thức” (mind control), sử dụng các phương tiện thông tin báo chí để can thiệp vào nội tình các quốc gia không cùng chính kiến.

Chính vì thế mà ở nhiều quốc gia Đài Châu Á tự do (RFA) có phiên bản tiếng khác nhau được tổ chức này xây dựng như các chương trình phát thanh địa phương, nhằm tuyên truyền và chống đối các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Đến nay, RFA Tiếng Việt vẫn đang hoạt động và ngoài ra còn có 8 thứ tiếng khác vẫn đang được tổ chức này duy trì ở khắp nơi trên thế giới.

Bằng lực lượng báo chí khổng lồ và sự ảnh hưởng rộng khắp thế giới, trong suốt nhiều năm qua phương Tây và Mỹ vẫn không ngừng chi phối lĩnh vực truyền thông, áp đặt dư luận xã hội cả thế giới. Và bằng con đường báo chí, Mỹ và phương Tây đã phát động những cuộc bạo loạn còn được gọi dưới cái tên mỹ miều là những cuộc “Cách mạng màu” ở một số quốc gia.

Còn nhớ, vụ Rumania năm 1989 vụ việc nổi tiếng về việc sử dụng truyền thông báo chí để kích động bạo loạn, lật đổ. Vụ việc ban đầu chỉ bắt đầu từ thành phố nhỏ Timisoara, nơi nghèo nhất Châu u.

Khi người dân biểu tình chủ yếu là cán bộ, công chức và người về hưu đòi chính quyền cải thiện đời sống vật chất, một số phần tử quá khích đã đập phá của hàng và xe cộ nhằm gây rối. Khi truyền thông trong nước coi đây là một vụ gây rối và dường như đã yên lặng.

Thì truyền thông từ phương Tây đã vào cuộc và coi đây như một “vụ thảm sát đẫm máu”. Thậm chí đài Châu Âu tự do (tiếng Anh: Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL)) là một cơ quan truyền thông do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, bản chất giống RFA hoàn toàn.

Kết quả là gì, Đài Châu âu tự do mặc dù chỉ “nghe nói” thôi nhưng đã đưa ra số người chết lên đến khoảng từ 4.000 đến 20.000. Đó là một con số chỉ có người đặc biệt giàu trí tưởng tượng mới có thể nghĩ ra, thậm chí nó lớn hơn nhiều lần số người tham gia biểu tình.

Còn rất nhiều những ví dụ, vô số những bằng chứng cho sự không khách quan, thái độ thiên vị và những hoạt động phục vụ cho những âm mưu chính trị của báo chí Mỹ và phương Tây.

Lại nói về việc nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và không ít trang web trong và ngoài nước rêu rao rằng: “Việt Nam Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam vẫn luôn kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do internet”; “Việt Nambắt bớ nhiều blogger”; “thừa nhận Việt Nam đã có “tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, nhưng vẫn xuyên tạc tình hình, vu cáo Nhà nước vi phạm “tự do báo chí”, “đàn áp, bắt giữ trái phép các blogger”…

Những tiêu đề và nội dung bài viết của họ không nhằm ngoài mục đích gì ngoài đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.

Rồi từ những báo cáo này mà chúng không ngừng tìm mọi cách đề thực hiện những thủ đoạn, mưu đồ chống phá của chúng với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Từ đó bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng còn tác động đến Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên,…

Thậm chí, một số đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Rõ ràng, vấn đề tự do ngôn luận nói chung, tự do báo chí nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Chỉ hơn 1 năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 9/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều, trong đó, quyền tự do ngôn luận được Hiến định ở Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Hiến pháp sửa đổi vào năm 1992 và năm 2013, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam luôn được đề cao, bảo đảm, tôn trọng. Điều 25 Hiếp pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay như trong các luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm 2018)…, vấn đề tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm.

Trên thực tế, trong những năm qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, đa dạng về loại hình. Hiện nay, trên cả nước có gần 1.000 cơ quan báo in và báo điện tử, trên 90 kênh phát thanh và gần 200 kênh truyền hình, cùng với sự tham gia của hơn 25.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời tới người dân Việt Nam.

Trước những thông tin sai sự thật một cách có chủ đích, kéo dài, dã tâm kích động, chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, mỗi người dân khi tiếp cận cần tỉnh táo, cảnh giác, sàng lọc, thẩm định để tránh bị lợi dụng, lôi kéo, kích động dẫn đến có những hành động bột phát, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Tự do báo chí và tự do ngôn luận là một điều kiện bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt. Chính vì thế, mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án.

Hồng Đinh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều