Tiền lệ nguy hiểm trong xử lý tranh chấp ở Biển Đông

06/11/2019 15:00

“Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, xói mòn thượng tôn pháp luật và có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, ổn định hoà bình, an ninh ở khu vực và quốc tế”

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Lê Hoài Trung tại phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế biển Đông lần thứ 11: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực.

tien le nguy hiem trong xu ly tranh chap o bien dong hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại sự kiện

Cần có lòng tin vào luật Quốc tế

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định, an ninh và an toàn hàng hải biển Đông có ý nghĩa rất to lớn đối với thương mại toàn cầu và thịnh vượng chung của thế giới. Khi trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang dịch chuyển mạnh mẽ và có tác động nhiều lên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, biển Đông càng có giá trị chiến lược quan trọng.

Các sáng kiến chiến lược quan trọng của các cường quốc hay của ASEAN đều lấy biển Đông làm trung tâm và có cấu phần quan trọng liên quan đến biển Đông. Do đó, mọi hoạt động trên biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các quốc gia khu vực mà còn thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng quốc tế.

Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) được biết đến như hiến pháp về đại dương, với 168 thành viên, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và tài nguyên biển hiện nay.

Theo Thứ trưởng, bài học kinh nghiệm về hợp tác biển và đại dương quốc tế, trong đó có hợp tác tại khu vực biển Đông cho thấy, để thúc đẩy hợp tác biển hiệu quả cần các yếu tố sau đây:

Một, các quốc gia cần có ý chí chính trị trong thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, đặc biệt là trong các vấn đề bảo đảm hoà bình; Hai, cần có cách hiểu thống nhất về luật biển quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; Ba, có cơ chế quản lý và hợp tác biển thích hợp; Bốn, có sự tham gia tích cực của các chủ thể nhà nước và phi nhà nước.

Năm, cần có lòng tin vào môi trường luật pháp quốc tế và lòng tin vào các cơ chế và thể chế chung. Trong xu thế hướng ra đại dương, tăng  cường hợp tác biển và đại dương toàn thế giới nói chung, chúng ta không khỏi lo ngại trước các thách thức nổi lên đối với hoà bình và ổn định ở biển Đông, trong đó có các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế xảy ra trên các vùng biển khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam.

“Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, xói mòn thượng tôn pháp luật và có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, ổn định hoà bình, an ninh ở khu vực và quốc tế”, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định.

5 thuận lợi và 3 thách thức trên Biển Đông

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, các nhà nghiên cứu chỉ ra 5 thuận lợi và 3 thách thức trên biển Đông.

Về thuận lợi, theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, nhìn tổng thể, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung. Chúng ta có Hiến chương về đại dương, chính là UNCLOS 1982, trở thành khuôn khổ pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước. Biển Đông nằm trong khu vực được cộng đồng quốc tế quan tâm. Các quốc gia ven biển đều coi trọng thúc đẩy hoà bình ổn định và hợp tác. Chúng ta có kinh nghiệm về hợp tác, về giải quyết tranh chấp chồng lấn thông qua đàm phán và các biện pháp khác nhau, theo đúng Chương 6 của Hiến chương LHQ, là chương về nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Đó là các biện pháp tìm hiểu sự thật, trung gian, hoà giải, thương lượng, trọng tài, và tố tụng pháp lý quốc tế. Trong Hiến chương LHQ và UNCLOS có đầy đủ cơ chế để chúng ta áp dụng. Dù trên thực tế cho đến nay vẫn có những vấn đề liên quan đến hợp tác, xử lý các vấn đề chồng lấn, tranh chấp.

Hoàng Thành/Dân Việt

Đọc nhiều