“Thừa nước đục thả câu”, Bắc Kinh có được toại nguyện?

19/04/2020 12:15

Trung Quốc vừa tự thành lập 2 chính quyền huyện là Tây Sa và Nam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép /// Chụp màn hình SCMP
Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép

Hai huyện này nằm dưới cái gọi là “TP.Tam Sa” do Trung Quốc tự đặt ra nhằm kiểm soát khu vực đường 9 đoạn – vốn đã bị thế giới bác bỏ – trên Biển Đông. Trước hết, Trung Quốc muốn hợp pháp hóa yêu sách phi pháp.

Thời gian qua, từ tháng 3 đến nay, Bắc Kinh liên tục có nhiều hành động gây rối ở các vùng biển kéo dài từ biển Hoa Đông đến Biển Đông, với một loạt động thái quân sự. Việc thành lập 2 huyện trên là động thái mới nhất trong chuỗi hành động “thừa nước đục thả câu” khi thế giới đang ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Trung Quốc nghĩ rằng có thể lợi dụng tình hình như thế, nhưng chưa hẳn đây đã thực sự là cơ hội cho nước này, vì các lý do sau.

Thứ nhất, chiêu trò “thừa nước đục thả câu” như thế chỉ khiến cộng đồng quốc tế ác cảm.

Thứ hai, ngay cả khi gặp khó khăn ở Thái Bình Dương do dịch Covid-19 lan rộng trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, thì hải quân Mỹ vẫn có thể vận hành nhiều tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân và các tàu khu trục để kiềm chế Trung Quốc.

Thứ ba, dư luận thế giới đang yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm về dịch bệnh Covid-19 bởi Bắc Kinh bị cáo buộc thiếu minh bạch về vi rút gây bệnh, khiến cho dịch Covid-19 lan rộng.

Chính vì thế, cách lợi dụng tình hình như thế chưa hẳn sẽ đem đến cho Bắc Kinh kết quả như mong muốn.

PV/TN

Đọc nhiều