130115
topics
372512

Thủ tướng Johnson cảnh báo nhiều người Anh sẽ chết trong dịch COVID-19

13/03/2020 10:19

Trong lúc nước Mỹ phải thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát, thì tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương nước này là PBOC từ đầu năm đã duy trì chính sách nới lỏng ở mức độ vừa phải. Và nay khi quý I/2023 kết thúc, nếu người dân Mỹ đang canh cánh trước nỗi lo suy thoái, thì kinh tế Trung Quốc lại có sự phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP quý I là 4,5%, cao nhất trong 1 năm. Câu hỏi đặt ra giờ đây là suy thoái có khiến Mỹ bị Trung Quốc vượt mặt?

GDP Trung Quốc được Goldman Sachs dự báo sẽ vượt Mỹ vào năm 2035

Trong biên bản cuộc họp chính sách hồi tháng 3, các quan chức của Fed cho biết dưới tác động của khủng hoảng ngành ngân hàng trong thời gian gần đây, họ dự báo nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái nhẹ vào cuối năm. Nguyên nhân là các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay để đảm bảo thanh khoản, cùng với mức lãi suất cao sẽ khiến chi tiêu toàn nền kinh tế giảm sút.

Đáng nói là mức lạm phát tại Mỹ vào tháng 3 là 5%, trong khi lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) là 5,6% vẫn còn quá cao so với mục tiêu 2% của Fed. Các quan chức Fed vì vậy cho rằng, cần giữ mức lãi suất cao trong một thời gian đủ lâu nhất có thể để đảm bảo lạm phát không còn là vấn đề với nền kinh tế Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ khiến kinh tế Mỹ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kém kéo dài trước khi chỉ số giá tiêu dùng thực sự giảm về mức mong đợi. Như vậy có thể nói năm 2023-2025, kinh tế Mỹ sẽ bước vào một giai đoạn tương đối ảm đạm.

Nhưng trái ngược với diễn biến trên, thì ngày 14/4 vừa qua, tại khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của IMF và World Bank (WB), thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ông Dịch Cương cho biết rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể sẽ tăng trưởng thêm khoảng 5% trong năm nay. Quan chức này khẳng định kinh tế Trung Quốc đang ổn định và hồi phục trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp, còn thị trường bất động sản đã ghi nhận những thay đổi tích cực.

Triển vọng cho nền kinh tế Trung Quốc giờ đây là rất tích cực, và điều này đến từ những chính sách từ khi mở cửa hậu covid-19 như cung cấp các gói vay tiêu dùng kích cầu thị trường trong nước, các biện pháp hỗ trợ ngành bất động sản, … nó khiến thị trưởng tỷ dân sôi động trở lại và tạo động lực tăng trưởng. Chủ tịch WB David Malpass cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ là “2 trường hợp ngoại lệ trong G20” khi vẫn được dự báo tăng trưởng tốt dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ yếu đi.

Không khó để thấy nếu với tình hình này kinh tế Trung Quốc sẽ tiến gần hơn nữa đến vị thế dẫn đầu của nước Mỹ. Tuy nhiên, cùng là những nền kinh tế lớn, nhưng Mỹ – Trung đã có phản ứng khác nhau trước khủng hoảng (dịch bệnh, chiến tranh,…), đó là trong khi Trung Quốc ra sức giữ nền kinh tế ổn định thì nước Mỹ rất sẵn sàng để suy thoái xảy ra. Chính điều này đủ cho thấy sức khỏe của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới khác nhau như thế nào.

Suy thoái gây ra hậu quả là làm giảm sức chi tiêu. Và cả Mỹ và Trung Quốc đều dựa vào sức mua trong nước để thúc đẩy tăng trưởng. Cũng chính thị trường tỷ dân đã giúp cho nền kinh tế Trung Quốc có thể tiến đến gần hơn với vị trí dẫn đầu nước Mỹ. Tuy nhiên, do là nước xuất khẩu lạm phát, thế nên Mỹ có thể bơm tiền để kích cầu khi nền kinh tế có dấu hiệu tổn thương. Nước Mỹ không sợ lạm phát tăng, cái họ sợ là lạm phát dai dẳng. Và nay khi lạm phát đã liên tục giảm từ mức đỉnh 9% hồi năm ngoái, cho thấy chính sách thắt chặt đã phát huy hiệu quả. Điều đó cũng nói lên rằng suy thoái ở Mỹ chỉ là tạm thời, nó giống như một quãng nghỉ ngắn sau một giai đoạn tăng trưởng nóng, hạ nhiệt lạm phát rồi sau đó sẽ là giai đoạn bơm tiền hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Mục tiêu suy thoái ở Mỹ có vai trò như điều tiết lại nền kinh tế để có những bước đi bền vững hơn, chứ không phải là một hiện tượng “sụp đổ”.

Trong khi ở chiều ngược lại, Trung Quốc không thể kích cầu mạnh mẽ như người Mỹ, họ không thể bơm tiền mạnh tay vì quốc gia này không thể xuất khẩu lạm phát. Đó là lý do vì sao PBOC theo đuổi một chính sách tiền tệ ổn định và giữ cho lạm phát ở mức thấp.

Như vậy mặc dù Trung Quốc có sự tăng trưởng ổn định, nhưng suy thoái không thực sự làm Mỹ tụt lại đằng sau. Khoảng cách đang tồn tại giữa hai nền kinh tế hiện nay do đó vẫn chưa thể được lấp đầy.

Huy Hoàng

Đọc nhiều