419
category
392419

Bot – Góc nhìn từ một vụ án hình sự

Bảo An 11/05/2020 18:11

Gần đây, Toàn án nhân dân huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội đưa ra xét xử sở thẩm Đặng Thị Huệ (tức Huệ Như – một đối tượng cộm cán trong giới “đánh BOT”) về hành vi gây rối trật tự công cộng. Vụ án thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận. Và như thường lệ, khi phiên xét xử xảy ra, không ít đối tượng núp danh dân chủ, nhân quyền đã tiến hành xuyên tạc chống phá, từ viết bài định hướng dư luận cho đến tập trung gây mất trật tự tại phiên toà.

Hình ảnh Thông tin xuyên tạc vụ án Huệ Như được rêu rao

Những vụ án liên quan đến BOT thời gian vừa qua luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Thực tế, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, nhiều điểm bất cập liên quan đến các dự án BOT đã được chỉ ra như: một số trạm thu phí BOT đặt vị trí chưa phù hợp, giá thu phí thời gian đầu khá cao nên gây thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp vận tải. Để giải quyết vấn đề này, các đơn vị liên quan đã xem xét, đánh giá và triển khai nhiều giải pháp để khắc phục những bất cập trên.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng cơ hội chính trị đã tận dụng triệt để vỏ bọc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực khi triển khai các dự án BOT để chống phá Đảng, Nhà nước. Một mặt, các đối tượng tiến hành làm, đăng tải các bài viết tuyên truyền có nội dung xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, các đối tượng kêu gọi tụ tập đông người biểu tình chống đối gây mất an ninh trật tự, gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước. Trong số các đối tượng lợi dụng vấn đề BOT để chống phá, nhiều đối tượng đã bị đưa ra xử lý trước pháp luật, trong đó nổi bật là Hà Văn Nam và gần đây là Huệ Như (Đặng Thị Huệ).

Bản chất của cái gọi là “đấu tranh chống tham nhũng” của Huệ Như cùng đồng phạm

Sau phiên toà xét xử Huệ Như về tội gây rối trật tự công cộng, nhiều đối tượng núp danh nhà báo tự do, nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền đã đăng đàn xuyên tạc chống phá. Các đối tượng đưa ra thông tin “những tài xế có các hành động mạnh mẽ phản đối các trạm BOT thu phí sai quy định, và đặt trạm không đúng chỗ, lần lượt lãnh án tù” và từ đó dẫn dắt dư luận đi đến kết luận những người dám đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thì sẽ bị “xử lý”. Thông qua đó, các đối tượng xuyên tạc bản chất nền tư pháp của nước ta, đổ lỗi cho Đảng là nguyên nhân sinh ra tiêu cực, tham nhũng, vu khống trắng trợn rằng nếu chỉ có Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì không thể có dân chủ, công bằng.

Trước nhất, chúng ta phải sòng phẳng thừa nhận nhiều dự án BOT tồn tại các điểm bất cập, và chúng ta cũng không loại trừ nguyên nhân của điều này có thể là do những cái “bắt tay” tiêu cực giữa một số người có chức quyền và doanh nghiệp. Trong bối cảnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, nhiều “ông qua” đã bị đưa vào lò xử lý.

Hình ảnh Vụ án Huệ Như bị xuyên tạc

Tuy nhiên, cùng với những người đấu tranh chống tham nhũng chân chính, nhiều kẻ lại lợi dụng việc phản đối các dự án BOT để chống phá chính quyền. Trong đó, Huệ Như là một ví dụ điển hình.

Trong khoảng thời gian năm 2019, Huệ Như và đồng bọn đã kích động tụ tập đông người kéo đến trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài để thực hiện các hoạt động chống đối. Các hoạt động của Huệ Như được tính toán, lên kế hoạch cẩn thận. Đặc biệt, đối tượng này thường xuyên sử dụng chiêu trò livestream để thu hút sự chú ý, đồng thời làm tư liệu cho các đối tượng chống đối ở nước ngoài sử dụng vào mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mỗi đợt “đánh BOT”, Huệ Như đều kéo theo một ekip, từ việc làm truyền thông, quay phim, chụp ảnh cho đến đội ngũ phục vụ hậu cần. Nhiều lần Huệ Như đã trả lời phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài với nội dung xuyên tạc thực tế, vu khống Đảng, Nhà nước trong vấn đề BOT.

Bản thân Huệ Như có mối quan hệ với nhiều đối tượng cơ hội chính trị. Trong phiên xét xử sơ thẩm Huệ Như, Trương Châu Hữu Danh, đối tượng núp bóng nhà báo tự do đã đến để “bắt sóng” xuyên tạc.

Đấu tranh chống tham nhũng là quyền lợi và đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi người dân. Tuy nhiên, hành động núp bóng chống tham nhũng để chống phá Đảng, Nhà nước thì cần phải nghiêm trị.

Không thể xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đi liền với đó là công tác bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng cũng được quan tâm chú trọng. Đảng đã ban hành Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực v.v… để đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời, nhiều quy định của pháp luật đã được ban hành làm hành lang cho công tác phòng chống tham nhũng. Trên thực tế, công tác phòng, chống tham nhũng đã được triển khai tích cực, nhiều vụ án đã được làm rõ, việc xử lý được thực hiện theo đúng nguyên tắc ai sai đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có bao che.

Việc tận dụng vụ án Đặng Thị Huệ gây rối trật tự công cộng để làm cớ chống đối chính quyền, xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là điều không thể chấp nhận được. Các đối tượng đang tố tình đưa ra các thông tin lập lờ, xuyên tạc bản chất vụ việc đạt đạt được mục đích chống phá.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều