129138
category
468695

Thôi đừng đặt tên hão cho “lộ trình phá hoại”

Bảo An 24/01/2021 09:55

Ngày 25/01, Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam chính thức được khai mạc tại Hà Nội. Bất chấp việc đồng bào cả nước đang cổ vũ, ủng hộ và đặt niềm tin với vào sự thành công của Đại hội, một số đối tượng xấu vẫn như “âm binh” đeo bám xuyên tạc, chống phá Đại hội.

Luận điệu đòi “đấu tranh đa nguyên ôn hòa”

Việt Nam là quốc gia theo chế độ một Đảng lãnh đạo. Theo đó, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là kết quả của sự sàng lọc mạnh mẽ bởi lịch sử trước những sóng gió trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, với mưu đồ và toan tính hướng lái chính trị, tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, không ít đối tượng vẫn đang reo rắc cái gọi là “đa nguyên, đa đảng” tại Việt Nam. Cùng với việc tung ra luận điệu cho rằng “đa nguyên, đa đảng” là “mệnh lệnh của thời đại”, các đối tượng còn táo tợn tung ra cái gọi là “Lộ trình nào cho đa nguyên ôn hòa diễn ra tại Việt Nam”.

Vở kịch tranh giành quyền lực, hướng lái chính trị

Đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa đảng. Hiện nay, các đối tượng chống phá đang tích cực cổ súy, kêu gọi tiến hành đa nguyên chính trị tại Việt Nam. Các đối tượng này tung ra lập luận cho rằng đa nguyên chính trị là “mệnh lệnh” để phát triển đất nước; chỉ có đa nguyên, đa đảng mới đảm bảo các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền. Thậm chí, các đối tượng này còn vẽ ra các kế hoạch tiến hành cái gọi là “lộ trình đa nguyên ôn hòa cho Việt Nam”. Thực chất, đây chỉ là những luận điệu phiến diện, tiêu cực, nằm trong “lộ trình chống phá Đảng”, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm hướng lái chính trị tại Việt Nam theo con đường tư sản, tạo cơ sở cho các hội nhóm, tổ chức chính trị lưu vong ở nước ngoài hợp thức hóa việc tranh giành quyền lực tại Việt Nam.

Rõ ràng, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là dấu hiệu, bản chất của tự do, dân chủ, nhân quyền như những gì đang được các đối tượng rêu rao. Đơn cử như tại chế độ đa đảng ở phương Tây, cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Đồng thời, nó cũng không phải là “mệnh lệnh của thời đại”, “mệnh lệnh đổi mới đất nước” các đối tượng rêu rao, hô hào, cổ vũ.

Tại Việt Nam đã từng có sự tồn tại của chế độ đa nguyên, đa đảng. Tuy nhiên, với sự sàng lọc của lịch sử, chỉ có Đảng cộng sản là lực lượng có đủ năng lực, trí tuệ, sức mạnh, khả năng tập hợp quần chúng để lãnh đạo đất nước đạt được các thắng lợi to lớn. Chế độ chính trị tại Việt Nam là chế độ nhất nguyên. Đây là minh chứng rõ nhất thể hiện bản chất của nước Việt Nam đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Tại Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất, thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân.

Củng cố sức mạnh của Đảng và khối đại đoàn kết dân tộc

Đại hội XIII là một sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Nó không chỉ là “vấn đề nội bộ” của Đảng như một vài luận điệu hướng lái được các đối tượng tung ra mà nó còn có ý nghĩa với toàn dân tộc. Đảng – Nhà nước – Nhân dân tại Việt Nam có sự thống nhất chặt chẽ, hòa hợp, tạo nên sức mạnh to lớn của đất nước.

Những ngày vừa qua, có thể thấy các đối tượng xấu, phản động, chống đối, cơ hội chính trị liên tục tung ra những luận điệu độc hại nhằm chống phá Đại hội XIII của Đảng. Các đối tượng ráo riết tiến hành các hoạt động xuyên tạc, bóp méo, hướng lái thông tin nhằm hạ bệ uy tín, bôi nhọ hình ảnh, kích động tư tưởng hoài nghi của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên, những luận điệu vô lý, phi logic, phiến diện, tiêu cực được các đối tượng xấu tung ra đã bị vạch trần, đấu tranh một cách quyết liệt.

Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn và đang thực hiện là kết quả của quá trình sàng lọc bởi lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; những quyền cơ bản nhất cho dân tộc và toàn thể nhân dân lao được bảo đảm, nhân dân đã có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam còn nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, việc củng cố sức mạnh của Đảng – lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội – là vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta nhẹ dạ, cả tin, mắc vào bẫy của các thế lực thù địch, tiến hành cái gọi là “đa nguyên, đa đảng” thì cái giá phải trả có thể là viêc đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Và không ai khác ngoài chính nhân dân, những người đang bị lôi ra làm cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái, sẽ hứng chịu thảm họa kinh hoàng ấy.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Đọc nhiều