7
category
323299

Thiết bị Việt Nam sản xuất tích hợp trên Tàu 18

Ngọc Hoàng 03/09/2019 10:32

Chiều 1/9, Tàu hộ vệ săn ngầm 18 đã nhổ neo rời quân cảng Lữ đoàn 171, vùng 2 Hải quân lên đường tham gia diễn tập hàng hải ASEAN – Mỹ.

Tàu 18 vốn là tàu hộ vệ săn ngầm PCC-761 Gimcheon lớp Pohang Flight III đã qua sử dụng, được Hàn Quốc chuyển giao lại cho Hải quân nhân dân Việt Nam với giá hữu nghị vô cùng. Con tàu được đóng năm 1987, tuy đã cao tuổi nhưng chất lượng còn khá tốt.

Pohang Flight III vốn được cấu hình cho nhiệm vụ chống ngầm, tuy nhiên trước khi chuyển giao cho Việt Nam con tàu đã bị gỡ bỏ bệ phóng ngư lôi 324 mm. Hiện tàu hoạt động như tàu pháo tuần tra với hỏa lực gồm 1 pháo hạm Oto Melara 76,2 mm, 1 pháo phòng không Dardo 40 mm và một ụ pháo bắn nhanh 20 mm Sea Vulcan.

So sánh với các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya II/III thì Pohang có kích thước lớn hơn với lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn, chiều dài 88,3 m, thủy thủ đoàn 95 người. Tàu cũng có thiết kế tương đối hiện đại và mang phong cách mới.

Thiet bi Viet Nam san xuat tich hop tren Tau 18
Thiết bị đặc biệt trên tàu Pohang số hiệu 18 của Hải quân Việt Nam

Gần đây tạp chí Defense Times của Hàn Quốc có đăng tải thông tin về việc Hải quân Việt Nam dự định sẽ nâng cấp những chiếc Pohang này thành chiến hạm đa năng bằng cách tháo bỏ radar kiểm soát hỏa lực WM-28 cùng với thiết bị định vị thủy âm nguyên bản SQS-58 để thay bằng thiết bị do Ấn Độ sản xuất.

Bên cạnh đó tàu sẽ sử dụng dàn ngư lôi cỡ 400 mm thay vì loại Mk 32 324 mm nguyên bản. Ngoài ra cải tiến đáng kể nhất chính là việc tích hợp hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E.

Tuy nhiên trong khi chờ đợi dự án trên được triển khai thì có thể nhận thấy chiếc Pohang này đã được nâng cấp nhẹ bằng một hệ thống do Việt Nam sản xuất, đó là thiết bị có màu trắng bố trí ngay phía trước ống khói của con tàu.

Thiet bi Viet Nam san xuat tich hop tren Tau 18
Tàu hộ vê săn ngầm số hiệu 18 lớp Pohang của Hải quân Việt Nam

Khí tài này theo đánh giá nhiều khả năng chính là thiết bị liên lạc kết nối với vệ tinh (tên tiếng Anh là Communications Satellite, đôi khi được viết tắt là SATCOM) do Việt Nam tự sản xuất trong nước.

Nhờ có thiết bị SATCOM và vệ tinh VinaSAT 1, đi kèm vệ tinh viễn thám VNREDSat-1, các tàu chiến mặt nước khi hoạt động xa căn cứ đã có thể truyền hình ảnh trực tiếp từ tàu về sở chỉ huy, cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao nhằm báo cáo tình hình và nhận chỉ thị trực tiếp.

Hiện tại thiết bị SATCOM nội địa đã được Hải quân Việt Nam tích hợp lên hầu hết các tàu chiến mặt nước của mình, từ Gepard 3.9, Molniya 1241.8, Molniya 1241.RE… cho tới cả các lớp tàu tuần tra của Cảnh sát biển và Kiểm ngư.

Ngọc Hoàng

Đọc nhiều