7
category
542941

Thắt họng Mỹ, biến Taliban thành “quân tốt thí” – Bộ óc chiến lược ông Putin quá phi phàm?

17/08/2021 12:27

Nga đang cố tình thổi phồng mối đe dọa đến từ Afghanistan để bán dịch bảo vệ cho các quốc gia sân sau trong khu vực.

Thắt họng Mỹ, biến Taliban thành "quân tốt thí" - Bộ óc chiến lược ông Putin quá phi phàm?

Cơ hội để Nga “bóp nghẹt’ Mỹ

Việc Mỹ để thủ đô của Afghanistan rơi vào tay Taliban đã tạo cơ hội cho truyền thông Nga tung ra các luồng tuyên truyền chống Mỹ, trong khi cân nhắc có sự hợp tác với phong trào đang thống trị quốc gia Trung Nam Á, theo Daily Beast.

Cho rằng không thể so sánh việc rút quân của Mỹ với việc Liên Xô rút lui khỏi đất nước được mệnh danh là “mồ chôn của các đế chế”, các quan chức chính phủ Nga và các hãng thông tấn trong nước mô tả đây là một thất bại hoàn toàn đối với quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất.

Xuất hiện trên chương trình truyền hình nhà nước 60 Minutes hôm 16/8, nhà khoa học chính trị Oleg Matveychev khẳng định động thái rút khỏi Afghanistan của Mỹ là điều có lợi cho Nga: “Quyền lực Nga đang gia tăng … tình hình này có lợi cho chúng tôi … Mỹ không còn quan trọng như trước”.

Ông nói thêm rằng Nga nên tiếp tục “âm thầm thắt họng nước Mỹ… điều mà Tổng thống Vladimir Putin đã và đang làm”.

Thắt họng Mỹ, biến Taliban thành quân tốt thí - Bộ óc chiến lược ông Putin quá phi phàm? - Ảnh 2.
Afghanistan được mệnh danh là “mồ chôn của các đế chế”.

Khi có nhiều người lo ngại về sự trỗi dậy của Taliban, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga lại không nghĩ như vậy. “Họ là những người biết phải trái”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói hôm 23/7.

“Họ khẳng định không có kế hoạch gây ra vấn đề cho các nước láng giềng Trung Á của Afghanistan, cũng như sẽ không khoan nhượng trong việc chống lại IS. Họ cũng sẵn sàng thảo luận về cấu trúc chính trị quốc gia với những người Afghanistan khác”, ông nói thêm.

Ngoại trưởng Nga đề cập đến phái đoàn mới nhất của Taliban đến thăm Moscow hồi đầu tháng 7 để đàm phán sau những cánh cửa đóng kín.

Các cuộc đàm phán như vậy đã được tổ chức ở Moscow từ năm 2017 và các quan chức Taliban đã sát cánh cùng các nhà ngoại giao Nga tại vô số cuộc đàm phán hòa bình ở Qatar.

Hồi đầu tuần, khi bạo lực ập đến ở Kabul, Nga cho biết đã liên lạc với các quan chức Taliban thông qua đại sứ quán ở thủ đô Afghanistan, nhưng nhấn mạnh sẽ dành thời gian để quyết định xem có công nhận chính quyền mới hay không.

Lấy lành hóa dữ

Nhưng dù tình thế có ra sao, thái độ của Nga đối với Taliban “không thay đổi”, nhà phân tích Aleksey Mukhin ở Moscow nói với Al Jazeera.

“Không có mục tiêu hợp pháp hóa Taliban, nhưng có một mục tiêu là thảo luận với họ để đạt được các thỏa thuận, hiệp định, giới hạn nhất định ở Afghanistan và các quốc gia lân cận. Cách tiếp cận này hoàn toàn mang tính thực tế”, ông nói.

Thắt họng Mỹ, biến Taliban thành quân tốt thí - Bộ óc chiến lược ông Putin quá phi phàm? - Ảnh 4.
Nga vẫn chưa tin tưởng Taliban hoàn toàn.

Cách tiếp cận nói trên đến từ sau nhiều năm hai bên vẫn chưa có sự tin tưởng nhau hoàn toàn.

Năm 2000, khi kiểm soát 2/3 lãnh thổ Afghanistan, tổ chức này đã công nhận nền độc lập của Chechnya, cho phép quân ly khai Chechnya huấn luyện trên lãnh thổ và tuyên bố “thánh chiến” với Nga. Điện Kremlin từ đó vẫn cáo buộc Taliban là “tổ chức khủng bố”.

Sau cuộc khủng bố 11/9/2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin – khi ấy đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây – cho phép liên minh Mỹ sử dụng không phận của Nga và ngầm chấp thuận việc triển khai quân đội Mỹ và NATO đến Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Nhưng về sau này, Moscow đã chỉ trích Washington và NATO vì đã làm ngơ trước vấn nạn buôn lậu ma túy qua Trung Á.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Moscow hiện tại đang đặt ra nhiều câu hỏi.

“Mặc dù những nỗ lực của Nga trong việc tiếp tục đối thoại với Taliban là khá hợp lý, nhưng Nga chưa thể hiện những gì họ muốn thấy ở Afghanistan sau khi NATO rời đi, cách họ muốn tương tác với Afghanistan và những gì họ hướng tới”, Pavel Luzin, một nhà phân tích quốc phòng tại Jamestown Foundation, nói.

Afghanistan ngày nay rất khác so với quốc gia mà Taliban gần như kiểm soát từ năm 1996 đến 2001.

Ông Luzin cho biết, Nga không có kế hoạch can thiệp ở Afghanistan một lần nữa, nhưng có xu hướng thổi phồng mối đe dọa để tăng cường sự hiện diện ở sân sau của mình.

“Điều duy nhất mà Moscow theo đuổi chắc chắn là trở thành cường quốc quân sự thống trị ở Trung Á, cung cấp dịch bảo vệ cho các nhà cầm quyền trong khu vực khỏi mối đe dọa từ Afghanistan”.

Vào giữa tháng 7, Ngoại trưởng Lavrov đã cảnh báo các nhà ngoại giao khu vực và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani rằng: “Mọi người đều hiểu sứ mệnh của phương Tây đã thất bại”.

Ông Lavrov nói: “Có những nguy cơ bất ổn thực sự tràn sang các quốc gia láng giềng”.

Trung Á – từng thuộc về Liên Xô cũ và là khu vực có 74 triệu dân – là nơi Bắc Kinh đang tăng cường ảnh hưởng về kinh tế, nhưng Nga muốn nhắc nhở rằng họ mới là người thống trị về hiện diện quân sự và quyền lực mềm.

Mạnh Kiên

Tags :
Đọc nhiều