Thảm họa giáng xuống quốc gia có lượng phát thải nhà kính lớn nhất thế giới
Mùa hè khốc liệt ở Trung Quốc đã và đang cho thấy “mẹ thiên nhiên” đang nổi cơn thịnh nộ thế nào sau bao năm. Hơn nữa, năm 2022 cũng cho thấy các kế hoạch thích ứng với khí hậu của Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Trung Quốc vừa kết thúc một trong những mùa hè thảm khốc nhất lịch sử, với nắng nóng kỷ lục, hạn hán và cháy rừng dẫn đến tình trạng thiếu nước thậm chí ảnh hưởng đến mùa thu. Hơn 900 triệu người – tương đương khoảng 64% dân số Trung Quốc – đã phải đối mặt với những đợt nắng nóng tàn khốc, cho thấy quốc gia này còn phải nỗ lực nhiều như thế nào để tự bảo vệ mình trước những thảm họa ngày càng trầm trọng hơn liên quan đến khí hậu.
Nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera trao đổi với tạp chí New Scientist vào tháng 9 rằng, “Không có gì trong lịch sử khí hậu thế giới có thể so sánh được với những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.” Tại ít nhất 17 tỉnh, hơn 240 thành phố nhiệt độ đã vượt quá 104 độ F. Những con sông và hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc hầu hết đều khô cạn, đạt mực nước thấp kỷ lục do hạn hán, trong khi cháy rừng thì hoành hành.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn nằm ở vị trí cao nhất trong danh sách các quốc gia có lượng phát thải nhà kính thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, nhận thấy những tác hại nặng nề do biến đổi khí hậu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2060. Cũng chính từ đấy, Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh vào năng lượng sạch trong nước và có kế hoạch ngừng cấp vốn cho các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc ngày càng tập trung vào các nỗ lực giảm thiểu carbon trong thập kỷ qua, quốc gia này mới bắt đầu nghiêm túc giải quyết câu hỏi khó không kém là thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Địa lý phức tạp và diện tích đất đai rộng lớn trải dài các kiểu khí hậu khác nhau của Trung Quốc luôn khiến nước này dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt. Như các báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu nhấn mạnh, cả công tác giảm thiểu và thích ứng đều là chìa khóa để giảm tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Tuy nhiên, đối với bất kỳ tiến bộ nào mà Trung Quốc đã đạt được trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, các chiến lược thích ứng của họ vẫn không đủ để đáp ứng thời điểm hiện tại. Hậu quả của biến đổi khí hậu đang đến nhanh hơn các hoạch định mà các nhà khoa học Trung Quốc dự đoán.
Thực tế về những tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đã được thể hiện rõ nét ở Tứ Xuyên, tỉnh phía tây nam trung tâm của đợt nắng nóng và hạn hán vào mùa hè năm nay. Các hệ thống thủy điện ở đó phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do các hồ chứa và sông ngòi cạn kiệt. Trong khi thủy điện chiếm 16% tổng sản lượng điện của Trung Quốc (gần bằng các nguồn năng lượng tái tạo khác cộng lại). Con số trên chiếm hơn 80% sản lượng điện của Tứ Xuyên và trên thực tế, nó thường có lượng thủy điện dư thừa ở các năm trước.
Tuy nhiên, hạn hán đã ảnh hưởng đến việc sản xuất thủy điện của Tứ Xuyên, và vì không thể hạn chế việc chia sẻ điện năng với các tỉnh khác, nên việc cắt điện luân phiên đã phải được thực hiện để ngăn lưới điện bị quá tải do nhu cầu. Ngay cả khi hạn hán dịu bớt, vẫn có những lo ngại rằng Tứ Xuyên và các khu vực khác của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa đông 2022.
Đối với một số nhà quan sát, mùa hè thảm khốc của Trung Quốc dường như là một cáo trạng cho thấy Bắc Kinh đã không làm đủ để đáp ứng thời điểm khí hậu hiện tại.
Tuệ Ngô