Tân Đại sứ EU: Châu Âu ủng hộ cách giải quyết của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

12/11/2019 20:00

Thay vì sợ Fed tạo ra bất ổn, nhiều chuyên gia tin cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất để trấn an thị trường, giữ uy tín và chống lạm phát.

“Các quyết sách của chúng tôi hoạt động thông qua điều kiện tài chính”, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói vào cuối năm ngoái, khi đề cập đến chuỗi nguyên nhân – hệ quả của chính sách tiền tệ.

Theo đó, điều Fed muốn là lãi suất tăng, điều kiện tài chính thắt chặt hơn khiến các công ty và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Nền kinh tế vì đó suy thoái và lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, hơn 10 ngày qua đã cho thấy một kết quả mà Fed không mong đợi: Lãi suất cao hơn dẫn đến khủng hoảng ngân hàng.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tại sự kiện ở Capitol Hill, Washington ngày 7/3. Ảnh: Reuters

Ngày 22/3, tại cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ, Fed sẽ phải đưa ra quyết định khó khăn. Dự kiến rạng sáng 23/3 (giờ Việt Nam) có kết quả cuộc họp.

Từ tranh luận rằng nên tăng lãi 50 hay 25 điểm cơ bản, cuộc hỗn loạn ngành ngân hàng đặt Fed vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan hơn. Họ nên tiếp tục tập trung vào giải quyết lạm phát thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất, hay dừng lại để ưu tiên ổn định tài chính.

Christiane Baumeister, Giáo sư tại Đại học Notre Dame, cho biết Fed thực sự đang mắc kẹt. “Họ phải tiếp tục chống lạm phát nhưng làm điều đó trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở lĩnh vực ngân hàng”, bà nói.

Câu hỏi lúc này là Fed sẽ tăng tiếp lãi suất hay dừng lại.

Theo The Economist, phe dự đoán Fed sẽ dừng lại dựa trên 2 lý do. Đầu tiên, lãi suất cao hơn là gốc rễ của hỗn loạn tài chính. Dù có xem trường hợp Silicon Valley Bank là cá biệt, không thể phủ nhận các ngân hàng và công ty tài chính khác đều đang lỗ nặng vì giữ trái phiếu. Việc nâng lãi có thể làm tăng thêm khoản lỗ danh nghĩa của họ.

Thứ hai, sự bất ổn là lực cản với nền kinh tế. Khi niềm tin rạn nứt, các công ty sẽ cố gắng bảo toàn vốn. Ngân hàng cho vay ít hơn và các nhà đầu tư rút lui. Thực tế, các biện pháp đo lường điều kiện tài chính – bao gồm lãi suất, chênh lệch tín dụng và giá trị cổ phiếu – đã thắt chặt mạnh mẽ trong mười ngày qua.

Eric Rosengren, Cựu chủ tịch Fed Boston so sánh nó với hậu quả của một trận động đất. Trước khi tiếp tục cuộc sống bình thường, cần thận trọng xem liệu có dư chấn hay các tòa nhà còn vững chắc về mặt cấu trúc hay không. Logic tương tự cũng được áp dụng cho chính sách tiền tệ sau một cú sốc tài chính. “Hãy đi chậm, kiểm tra các vấn đề khác”, ông Rosengren cảnh báo.

Tương tự, Goldman Sachs dự báo Fed sẽ không nâng lãi suất trong tuần này. Họ cho rằng, cơ quan quản lý sẽ đưa ra “một lập trường ngắn hạn thận trọng hơn để tránh làm gia tăng nỗi lo sợ trên thị trường về sức ép với hệ thống ngân hàng”.

Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy nhóm các chuyên gia dự đoán Fed vẫn tăng lãi nhiều hơn. Cuộc khảo sát Financial Times và Trường kinh doanh Booth (Đại học Chicago) cho biết 49% trong số 43 nhà kinh tế được hỏi cho rằng lãi suất cơ bản sẽ đạt mức cao nhất từ 5,5% đến 6% trong năm nay.

Con số này tăng từ 18% so với cuộc khảo sát trước đó vào tháng 12. Thậm chí, có 16% nhà kinh tế tin rằng Fed sẽ đẩy lãi suất lên mức 6% hoặc hơn. Hiện tại, lãi suất cơ bản của Mỹ là 4,5% đến 4,75%.

Điều này có nghĩa bất chấp tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng, giới chuyên gia vẫn tin Fed sẽ tiếp tục tăng lãi. Gần 70% chuyên gia không kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trước năm 2024.

Tương tự, khoảng 60% chuyên gia theo ghi nhận của The Economist cho rằng Fed vẫn tăng lãi suất. Những người ủng hộ động thái này chấp nhận rằng bất ổn tài chính cũng là một hình thức thắt chặt tiền tệ.

Họ coi sự sụp đổ của Silvergate Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank là lý do để tăng 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm cơ bản như nhiều người từng ủng hộ. Việc kiên trì tăng lãi suất bây giờ sẽ báo hiệu rằng Fed vẫn có ý định kiềm chế lạm phát, hiện còn quá cao.

Lạm phát của Mỹ tháng 2 tăng 6% so với cùng kỳ 2022. Trong khảo sát của Financial Times, 40% chuyên gia được hỏi cho biết chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi – thước đo lạm phát yêu thích của Fed- sẽ “phần nào” hoặc “rất” có khả năng vượt 3% cuối 2024, tức gấp đôi so với tháng 12/2022.

Một lý do khác mà giới chuyên gia tin rằng Fed sẽ tăng lãi là cơ quan này cần giữ uy tín, chứng minh họ có thể vừa hạ nhiệt lạm phát vừa giữ ổn định tài chính. Với sự kết hợp của chính sách bảo đảm tiền gửi, cơ sở thanh khoản mới và sự hỗ trợ từ các ngân hàng lớn hơn, hệ thống tài chính Mỹ đã được củng cố.

Thực vậy, đa số chuyên gia mà FT khảo sát đều cho rằng những gì chính phủ Mỹ đã làm là đủ để ngăn chặn các làn sóng rút tiền tiếp theo ở các ngân hàng trong chu kỳ thắt chặt lãi suất hiện tại.

Trong tuần tính đến ngày 15/3, các ngân hàng đã vay gần 153 tỷ USD từ công cụ chiết khấu (Discount window) của Fed, tăng mạnh từ mức dưới 5 tỷ USD trong tuần trước đó. Gói hỗ trợ thanh khoản mới của họ cũng đã giải ngân được ngay 11,9 tỷ USD. Những kết quả tức thì này đã giúp hạ nhiệt tình trạng bán tháo trên thị trường, giúp Fed có không gian để tiếp tục tập trung xử lý lạm phát.

Jón Steinsson, chuyên gia tại Đại học California, Berkeley kết luận rằng Fed và các cơ quan quản lý liên quan đã thành công trong việc ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong ngành tài chính vừa qua. Ông nói rằng đây “sẽ là một sai lầm nếu thay đổi đáng kể chu kỳ thắt chặt”.

Lý do cuối cùng là tâm lý thị trường trong thời điểm hoảng loạn. The Economist cho rằng tăng lãi suất có thể phần nào trấn an. Bởi lẽ, việc dừng lại sẽ cho thấy Fed, với giọng điệu và hành động diều hâu trong năm qua, đang thực sự lo lắng. Trong khi, tăng lãi sẽ là tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang được kiểm soát.

Bản thân bà Baumeister cũng kêu gọi Fed không nên dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ sớm để “giữ uy tín của Fed với tư cách là người chống lạm phát”. Bên kia đại dương, bất chấp tài chính toàn cầu bất ổn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 16/3 vẫn thông báo tăng nửa điểm lãi suất.

Phiên An (theo The Economist, FT)

Đọc nhiều