Tại sao quân đội Việt Nam bất khả chiến bại?

Bảo Trâm 26/02/2021 02:15

Tổ chức Global Firepower vừa công bố vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, giữ vị trí 24 trên toàn thế giới. 

Từ xưa đến nay, các chiến sĩ quân đội Việt Nam luôn chiến đấu với tinh thần bất khuất và dũng mãnh, nhờ kỹ năng nghiệp vụ cao của đội ngũ cán bộ chỉ huy họ luôn vượt trội so với kẻ thù trong chiến lược và chiến thuật quân sự, chuyên gia Nga phân tích trên Sputnik.

Nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov trả lời phỏng vấn Sputnik cho rằng: “Từ khi được thành lập vào năm 1944, Quân đội Nhân dân Việt Nam không bao giờ hứng chịu thất bại nào. Việt Nam đã giành phần thắng trong các cuộc chiến với bộ máy quân sự của Pháp và Mỹ, với Khmer Đỏ tại Campuchia, trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Các chiến sĩ Việt Nam luôn chiến đấu với tinh thần bất khuất và dũng mãnh, nhờ kỹ năng nghiệp vụ cao của đội ngũ cán bộ chỉ huy, họ luôn vượt trội so với kẻ thù trong chiến lược và chiến thuật quân sự.

Tàu ngầm kilo và chiến hạm Gepard cùng trực thăng săn ngầm của hải quân Việt Nam

Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Được – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng rất tự hào khi nói về lịch sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là nhiều cán độ chỉ huy của quân đội Việt Nam đã được đào tạo tại các học viện quân sự của Liên Xô và Nga, quân đội Việt Nam trang bị chủ yếu các loại vũ khí của Liên Xô và Nga.

Trên thực tế, Liên Xô đã bắt đầu cung cấp vũ khí cho các chiến sĩ Việt Nam vào đầu thập niên 50 thế kỷ trước. Năm 1954, trong trận chiến Điện Biên Phủ mà chiến thắng này đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người lính của quân đội Việt Nam đã có khoảng 20 hệ thống pháo phản lực Katyusha. Các hệ thống Katyusha đã làm quân Pháp vô cùng hoảng sợ, cảnh tương tự đã từng xảy ra với quân Hitler trong Thế chiến II.

Chiến hạm tấn công nhanh Molniya của hải quân Việt Nam diễn tập phóng tên lửa

Trong những năm 1960-1970, các tên lửa và máy bay quân sự Liên Xô viện trợ đã tiêu diệt khoảng 1.700 máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng T-54 của Liên Xô đã tiến vào dinh Độc Lập tại Sài Gòn. Trong năm 1979, các hệ thống tên lửa đa nòng Grad của Liên Xô đã giúp các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tiến công của đội quân xâm lược hơn nửa triệu người trong cuộc chiến biên giới phía bắc.

Hợp tác kỹ thuật – quân sự là một trong trong lĩnh vực quan trọng nhất trong sự hợp tác Việt-Nga. Thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đạt 90%. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được 6 tàu ngầm Nga lớp Kilo, mà phương Tây đặt biệt danh “Hố đen đại dương” vì loại tàu này chạy cực êm trong lòng biển, rất khó dò tìm.

Lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam

Các chiến sĩ Việt Nam nắm vững được một cách hoàn hảo kỹ năng lái các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Su của Nga, tàu mang tên lửa Tarantul và Molnya, tàu tuần tra Svetlyak và tàu hộ vệ Gepard, cũng như hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, mà mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn 600km cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km 2.

Đội tuyển Xe tăng Quân đội nhân dân Việt Nam mừng chiến thắng tại vòng chung kết bảng 2 Cuộc thi “Xe tăng hành tiến”

Năm 2020, tại Army Games diễn ra tại Nga, Đoàn Quân đội Việt Nam dã đạt được nhiều thành tích đáng nể khi tranh tài 11 nội dung, gồm: Xe tăng hành tiến; bếp dã chiến; công binh; lộ trình an toàn; cứu hộ-cứu nạn; hóa học; bắn tỉa và quân y (các nội dung từ kỳ trước) và 3 nội dung lần đầu tham gia, gồm: Pháo binh; huấn luyện chó nghiệp vụ; thông tin liên lạc. Trong đó, đội tuyển Xe tăng Quân đội Việt Nam xếp thứ 2.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Sputnik)

Đọc nhiều