130115
topics
415957

Tại sao một số người chưa mắc COVID-19 lại có khả năng miễn dịch?

03/08/2020 15:53

Sau các vụ sụp đổ chấn động của Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic Bank, Heartland Tri-State Bank là ngân hàng mới nhất mất khả năng thanh toán và bị Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) bán lại cho Dream First Bank.

Việt Nam không chịu ‘đòn giáng’ khi ngân hàng thứ năm của Mỹ sụp đổ

Kansas Heartland Tri-State là ngân hàng thứ 5 của Hoa Kỳ sụp đổ trong năm 2023 sau khi bị Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang của Mỹ tiếp quản quyền kiểm soát.

Trước đó, vụ sụp đổ của 4 ngân hàng từ Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank đến First Republic Bank đã gây chấn động ngành ngân hàng Mỹ và thế giới. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ sau đó đã phải đưa ra loạt biện pháp mới để bảo vệ tiền gửi của khách hàng và ổn định hệ thống tài chính.

Kansas Heartland Tri-State Bank có tổng tài sản đạt khoảng 139 triệu USD và hiện cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đồng ý tiếp nhận tất cả các khoản tiền gửi của Kansas Heartland Tri-State Bank để bảo vệ khách hàng.

FDIC đã tham gia thỏa thuận mua và đảm trách (purchase and assumption agreement) với Dream First Bank – ngân hàng đặt trụ sở tại thành phố Syracuse, bang Kansas. Như vậy, ngày 31/7, 4 chi nhánh của Kansas Heartland Tri-State Bank sẽ mở cửa như các chi nhánh của Dream First Bank.
FDIC cho biết các khách hàng của Kansas Heartland Tri-State Bank có thể lấy lại tiền bằng cách viết séc hoặc sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ. Các khách hàng cũng không cần phải thay đổi ngân hàng, bởi họ sẽ tự động trở thành khách của Dream First Bank.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, vụ sụp đổ của ngân hàng Mỹ Kansas Heartland Tri-State Bank không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. “Việt Nam hiện có tỷ lệ xuất nhập khẩu cao hơn GDP của Việt Nam, cho nên bất kỳ biến động nào đến hoạt động tài chính ngân hàng, đến tỷ giá cũng sẽ tác động nhiều hay ít. Tuy nhiên, việc ngân hàng Kansas Heartland Tri-State Bank sụp đổ không tác động đến Việt Nam”, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định.

Theo ông Doanh, sau thông tin Kansas Heartland Tri-State Bank sụp đổ, nhà đầu tư trên các sàn chứng khoán thế giới có tâm lý bi quan, lo ngại. Điều này dẫn đến hành động bán bớt tài sản khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm.

Do đó, chuyên gia cho rằng, cần thời gian để kiểm chứng xem những tác động từ vụ phá sản Kansas Heartland Tri-State Bank có lan tỏa tâm lý tiêu cực đến các thị trường khác trong dài hạn hay không.

Chuyên gia kinh tế tài chính TS. Bùi Kiến Thành nhận định, việc ngân hàng Kansas Heartland Tri-State Bank đóng cửa ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng cũng như các hoạt động kinh tế tài chính khác ở Việt Nam.

Nguyên nhân, theo TS. Bùi Kiến Thành, là vì ngân hàng Kansas Heartland Tri-State Bank quy mô nhỏ, giao dịch không nhiều, chỉ khoảng 140 triệu USD.

Thêm nữa, ngân hàng này đã được một ngân hàng khác mua lại và tiếp tục hoạt động nên không ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của Mỹ, và cũng không ảnh hưởng gì đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

“Trừ trường hợp biến động rất mạnh trong hệ thống ngân hàng của Mỹ, còn lại những biến động, giải thể của một số ngân hàng của Mỹ không ảnh hưởng gì đến hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam”, TS Bùi Kiến Thành cho biết.

“Vấn đề tài chính, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt do ngân hàng Việt lo, còn chủ doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn (hơn 70%) là doanh nghiệp nước ngoài có nguồn tài chính vững chắc không liên quan gì đến ngân hàng nhỏ ở bên Mỹ”, ông Thành nhấn mạnh.

Hạ Băng

Đọc nhiều