Tại sao đảng viên xin ra khỏi đảng không được vì lý do khó khăn?
Mới đây, trang RFA đăng tải một bài viết với tiêu đề “Ra khỏi Đảng vì lý do khó khăn chỉ là cái cớ”, bỗng nhiên tự hỏi thế lý do thực sự là gì? Là một người đảng viên thật sự tôi khá quan tâm tới điều này.
Tưởng rằng được xem một nghiên cứu hay khảo sát nào của RFA về lý do đảng viên xin ra khỏi Đảng, ai ngờ rằng RFA lợi dụng ngay phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên để đưa ra kết luận của mình. Theo đó, tại buổi làm việc ở Nhà Bè, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên có trăn trở về việc một số đảng viên xin ra khỏi Đảng và xin xóa tên và yêu cầu tổ chức Đảng cần phải tạo mọi điều kiện để họ vừa giữ được vai trò đảng viên, vừa lo được cho cuộc sống.
Chưa rõ việc ông Nguyễn Văn Nên nói khó khăn ở đây là về vấn đề gì, tuy nhiên là một người từng sinh hoạt đảng tôi hiểu thật sự có những khó khăn mà cơ sở sinh hoạt Đảng không thể giải quyết. Ví dụ như trường hợp anh A, được kết nạp Đảng khi tham gia nghĩa vụ quân sự, thế nhưng sau khi ra quân lấy vợ sinh con, lo cơm áo hằng ngày còn chật vật thì thời gian đâu mà tham gia công tác Đảng. Sau nhiều lần vận động, giải quyết không được, anh A được giải quyết xin ra khỏi Đảng. Thực ra, không phải chỉ anh A mà theo như tôi thấy rất nhiều trường hợp được kết nạp lúc còn trẻ nhưng sau khi có gia đình thì không còn tâm tư, thời gian cho việc sinh hoạt Đảng nữa.
Và nói thẳng, rất nhiều người ngay cả bản thân tôi trước khi được kết nạp vào Đảng cũng không hiểu hết trách nhiệm của một người Đảng viên. Cứ mặc định nghĩ rằng, kết nạp rồi thì được giữ mãi thẻ Đảng mà không phải có trách nhiệm gì hết. Vậy nên, mới có câu chuyện, tại sao vào rồi lại vì khó khăn gì mà phải đi ra. Và cũng chính vì sự hiểu nhầm ấy, đã khiến trăn trở của một người đứng đầu thành phố lớn nhất cả nước lại được quy chụp thành cái cớ để cho những người đảng viên ra khỏi đảng.
RFA bao biện bằng cách dẫn ra vài trường hợp xin ra khỏi Đảng như ông Lê Hiếu Đằng – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay ông giáo sư Nguyễn Đình Cống…Nếu chỉ nhìn vào những chức danh mà họ đang nắm giữ thì có lẽ rất nhiều người dễ lạc trôi vào luận điệu quy chụp của RFA. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh thì ta sẽ thấy rằng, những người mà RFA dẫn tên xin ra khỏi đảng đều thuộc trường hợp đã về hưu hoặc đã thôi các chức vụ nhà nước. Thử hỏi rằng, nếu như RFA giao giảng họ bỏ Đảng vì bất mãn, vì muốn đấu tranh, tại sao không bỏ ngay lúc còn tại vị mà để đến khi đảng viên không còn giá trị lợi ích gì cho họ trong bộ máy chính quyền nữa thì mới rời bỏ? Và tại sao giờ mới bỏ, đơn giản vì họ muốn đánh bóng giá trị của bản thân một lần nữa bởi cái tôi được những kẻ chống phá ru ngủ, vỗ về, tâng bốc rằng những người như ông Đằng, ông Cống mới là kẻ thức thời, cứu rỗi nhà nước. Tất nhiên, với kiến thức và độ tuổi họ thừa nhận thức để nhận định đúng, sai nhưng vì ngáo quyền lực mà những người bậc cha bậc chú lựa chọn sa ngã vào cái gọi là “con đường đấu tranh dân chủ”. Vậy nên, đừng lấy họ làm đại diện cho minh chứng cho sự quy chụp của mình thưa RFA!
Khó khăn mà ông Nguyễn Văn Nên đưa ra không hề nói rõ về khía cạnh nào. Nhưng chắc chắn nó sẽ không bao gồm lý do mà RFA đưa ra. Bởi cần nhận định rõ, đó là công kích, quy chụp, tấn công chính quyền chứ không phải là một nghiên cứu hay giải pháp có ích cho xã hội.
Bạn đọc Hạ Anh